Tư liệu: Ngấm ngầm tuồn tên lửa Stinger của Mỹ cho chiến binh Hồi giáo Mujahideen trong chiến tranh Afghanistan

Với hiệu suất 75% khi khai hỏa, tên lửa Stinger của Mỹ được ngầm cung cấp và tuồn cho phiến quân Mujahideen đã bắn hạ máy bay không quân Liên Xô trong chiến tranh Afghanistan cách đây gần 4 thập kỷ.

Kể từ khi can thiệp quân sự vào Afghanistan (12/1979), không quân Quân đội Liên Xô đã làm mưa làm gió trên chiến trường, chi viện đắc lực cho lực lượng chiến đấu dưới mặt đất. Trực thăng vũ trang Mi-24 trở thành nỗi kinh hoàng của phiến quân Mujahideen.

Sở dĩ không quân Liên Xô có thể làm mưa, làm gió được trên bầu trời Afghanistan là do khi đó Mujahideen chỉ có súng máy phòng không DShK 12,7 mm và 14,5 mm, đều do Trung Quốc sản xuất, và một số rất ít pháo phòng không loại nhỏ dưới 23 mm, được bố trí tại các căn cứ.

Tuy vậy mọi chuyện đã khác khi Mỹ bắt đầu chiến dịch can thiệp ngầm vào chiến trường này.

Trong chiến tranh Afghanistan, CIA Mỹ đã ngấm ngầm tuồn vào cho lực lượng chiến binh hồi giáo Mujahideen hàng ngàn tên lửa vác vai Stinger.

Lúc này không quân Liên Xô tại Afghanistan mới bắt đầu gặp khó.

Chỉ trong 10 tháng đầu khi được Mỹ hỗ trợ tên lửa, lực lượng chiến binh hồi giáo Mujahideen đã sử dụng 187 tên lửa Stinger được phóng ra, bắn rơi 140 máy bay.

Đạt hiệu suất khoảng 75%, loại tên lửa này trở thành nỗi ám ảnh đối với trực thăng Mi-8/24 và cả máy bay chiến đấu Su và MiG.

Hình ảnh chiến binh hồi giáo Mujahideen vui mừng sau khi dùng tên lửa Stinger của Mỹ hạ gục máy bay Liên Xô.

Chiếc trực thăng tấn công hạng nặng Mi-24 bị truy sát bởi tên lửa Stinger.

Hình ảnh chiến binh hồi giáo Mujahideen đang tác chiến với tên lửa Stinger của Mỹ.

Các chiến binh hồi giáo cực đoan đứng cạnh xác chiếc trực thăng Liên Xô bị bắn rụng.

Các tay súng Mujahideen thành thạo với tên lửa Mỹ.

Theo ước tính, Tình báo Trung ương Mỹ bắt đầu cung cấp cho lực lượng phiến quân Mujahideen khoảng 2.000 quả tên lửa phòng không vác vai Stinger, và điều này khiến người Nga rơi vào cơn ác mộng.

Năm 1986 - khi Stinger xuất hiện, con số máy bay Nga bị tổn thất tăng lên 150-200 máy bay.

Hiệu suất tiêu diệt mục tiêu của Stinger khá cao

FIM-92 Stinger là hệ thống tên lửa vác vai đất đối không (MANPADS) do General Dynamics thiết kế và được Raytheon Missile Systems sản xuất từ cuối những năm 1970 tới nay.

Với đơn giá 38.000 USD/quả, Stinger đã được Mỹ xuất khẩu tới 18 quốc gia trên thế giới

Phiến quân Taliban từng dùng chính loại tên lửa này để đánh vào không quân Mỹ khi nước này tiến hành cuộc chiến tại Afghanistan.

Tuy nhiên phiên quân đã chào thua vì không thể bẻ khóa được loại tên lửa này. Tên lửa Mỹ được tích hợp khả năng nhận diện bạn - thù, nên nó sẽ không chịu khai hỏa nếu nhắm vào máy bay Mỹ.

Tên lửa Stinger có thể tấn công mục tiêu ở khoảng cách 4,8 km và độ cao từ 180 - 3.800m. Đầu nổ nặng 3kg, hoạt động theo nguyên lý chạm nổ, được gắn kíp nổ và đồng hồ hẹn giờ tự hủy.

Trong 10 năm tham chiến ở Afghanistan, quân đội Liên Xô sa lầy vào một trong những cuộc xung đột tốn kém người và của nhất, cuối cùng họ đã rút quân.

Việt Hùng

Nguồn ANTĐ: http://anninhthudo.vn/quan-su/anh-tu-lieu-ngam-ngam-tuon-ten-lua-stinger-cua-my-cho-chien-binh-hoi-giao-mujahideen-trong-chien-tranh-afghanistan/799661.antd