Tư liệu 'bỏ túi' cho doanh nghiệp: Cuốn sách 'Pháp luật kiểm soát thỏa thuận sử dụng giá tại Việt Nam'

Nhằm hạn chế cạnh tranh, đảm bảo sự lành mạnh của thị trường và quyền lợi người tiêu dùng. Cuốn 'Pháp luật kiểm soát thỏa thuận sử dụng giá tại Việt Nam' là tư liệu cần có cho mỗi doanh nghiệp

Các thỏa thuận sử dụng giá để hạn chế cạnh tranh được coi là hệ quả tất yếu của kinh tế thị trường. Mục tiêu của pháp luật cạnh tranh là phải bảo đảm kiểm soát có hiệu quả các thỏa thuận này nhằm bảo đảm sự lành mạnh của thị trường, bảo đảm quyền lợi của người tiêu dùng và tối ưu trong việc phân bổ nguồn lực sản xuất. Trong bối cảnh nền kinh tế chuyển đổi như Việt Nam, nhu cầu này này càng trở nên cần thiết.

Cuốn “Pháp luật kiểm soát thỏa thuận sử dụng giá tại Việt Nam” của TS. Phạm Hoài Huấn là tư liệu cần có cho mỗi doanh nghiệp

Cuốn “Pháp luật kiểm soát thỏa thuận sử dụng giá tại Việt Nam” của TS. Phạm Hoài Huấn là tư liệu cần có cho mỗi doanh nghiệp

Pháp luật kiểm soát các thỏa thuận sử dụng giá để hạn chế cạnh tranh là một lĩnh vực có sự giao thoa và gắn bó mật thiết với kinh tế học. Một cách logic, chúng ta chỉ có thể kiểm soát các thỏa thuận sử dụng giá để hạn chế cạnh tranh khi ta hiểu được bản chất kinh tế của các thỏa thuận.

Chương 1, tác giả tiến hành phân tích các khía cạnh kinh tế của các thỏa thuận. Trong đó, chương này đã chỉ ra lợi ích khi doanh nghiệp sở hữu sức mạnh thị trường và xác định động cơ thúc đẩy các doanh nghiệp tiến hành các thỏa thuận thống nhất hành động tạo lập sức mạnh thị trường trên thị trường liên quan. Từ đó dự đoán các khuynh hướng hành động của các thỏa thuận sử dụng giá để hạn chế cạnh tranh trên thị trường liên quan.

Trong Chương 2, tác giả đã luận giải các khái niệm và nội hàm của việc kiểm soát cũng như pháp luật kiểm soát các thỏa thuận sử dụng giá để hạn chế cạnh tranh.

Chương 3, tác giả đã phân tích thực trạng kiểm soát các thỏa thuận sử dụng giá để hạn chế cạnh tranh tại Việt Nam. Trên cơ sở dự đoán khuynh hướng của các thỏa thuận sử dụng giá để hạn chế cạnh tranh trong. Tác giả cũng đi vào phân tích thực trạng pháp luật về kiểm soát các thỏa thuận sử dụng giá để hạn chế cạnh tranh thông qua việc xác định chủ thể tiến hành việc kiểm soát, các công cụ được sử dụng để kiểm soát các thỏa thuận sử dụng giá như chế tài, vấn đề miễn trừ và chính sách khoan hồng nhằm phá vỡ các thỏa thuận này.

Mặt khác, các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh nói chung và các thỏa thuận sử dụng giá để hạn chế cạnh tranh nói riêng luôn nhìn từ góc độ kinh tế học luôn mang tính không bền vững. Trên cơ sở các phân tích trên, trong chương này tác giả cũng chỉ ra những điểm hạn chế trong pháp luật Việt Nam trong việc kiểm soát các thỏa thuận sử dụng giá để hạn chế cạnh tranh.

Chương 4, xác định phương hướng hoàn thiện và các giải pháp cụ thể cho việc hoàn thiện pháp luật kiểm soát các thỏa thuận sử dụng giá nhằm hạn chế cạnh tranh.

Kết quả nghiên cứu của công trình này đã góp phần hoàn thiện cơ sở lý luận về các thỏa thuận sử dụng giá để hạn chế cạnh tranh và pháp luật kiểm soát các thỏa thuận này. Bên cạnh đó, những phân tích thực trạng và những ý kiến kiến nghị của nghiên cứu có ý nghĩa nhất định trong việc hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực này.

Vinh Đức

Nguồn DĐDN: https://enternews.vn/tu-lieu-bo-tui-cho-doanh-nghiep-tai-cuon-sach-phap-luat-kiem-soat-thoa-thuan-su-dung-gia-tai-viet-nam-166538.html