Tủ lạnh là vật dụng 'bẩn' số 1 trong nhà bếp: Có 3 thứ thà bỏ đi chứ đừng dại bảo quản kẻo gieo rắc ổ bệnh nguy hiểm

Nghiên cứu cho thấy có trung bình 11,4 triệu vi khuẩn trên mỗi cm vuông trong tủ lạnh, thậm chí còn bẩn hơn nhà vệ sinh.

Theo quan điểm của nhiều người thì tủ lạnh là nơi sạch sẽ, an toàn nhất trong nhà bởi chúng luôn được đóng kín, hơn nữa nhiệt độ trong tủ lạnh lại thấp nên các vi khuẩn, virus sẽ không thể tồn tại. Nhưng thực tế đó là một quan niệm sai lầm.

Một nghiên cứu được thực hiện bởi Tổ chức An toàn và Sức khỏe cộng đồng NSF cho thấy các ngăn đựng rau và thịt trong tủ lạnh là những khu vực bẩn hàng đầu trong nhà bếp, có chứa nhiều vi sinh vật gây bệnh nhất.

Các ngăn đựng rau và thịt trong tủ lạnh là những khu vực bẩn hàng đầu trong nhà bếp.

Các ngăn đựng rau và thịt trong tủ lạnh là những khu vực bẩn hàng đầu trong nhà bếp.

Nghiên cứu cho thấy có trung bình 11,4 triệu vi khuẩn trên mỗi cm vuông trong tủ lạnh, thậm chí còn bẩn hơn nhà vệ sinh. Vi khuẩn trong tủ lạnh đến từ nguồn thực phẩm sống như thịt, rau củ... chủ yếu các vi khuẩn này là Salmonella, Listeria, Escherichia coli, Staphylococcus aureus...

Chúng ta luôn nghĩ vi khuẩn sẽ bị tiêu diệt bởi nhiệt độ thấp nhưng sự thật là chúng có thể tồn tại ở mức nhiệt -45 độ C. Tủ đông tuy có thể ức chế sự sinh sản của vi khuẩn và khiến chúng bước vào "thời kỳ ngủ đông" nhưng không thể tiêu diệt hoàn toàn được chúng.

3 thứ thà ném bỏ chứ tuyệt đối đừng bảo quản trong tủ lạnh1. Trứng vỡ, trứng đã rửa

Trứng luôn được công nhận là thực phẩm giàu dưỡng chất cho mọi lứa tuổi, chính vì vậy trong gian bếp của mọi gia đình đều luôn có sẵn trứng. Tuy nhiên, bạn cần ghi nhớ có 2 thời điểm không nên bảo quản trứng trong tủ lạnh.

- Khi trứng vỡ:

Vỏ trứng có thể chứa vi khuẩn Salmonella - loại vi khuẩn gây bệnh chỉ có thể được tiêu diệt bằng cách đun nóng ở nhiệt độ cao.

Thời gian bảo quản trứng vỡ trong tủ lạnh có thể gây nhiễm khuẩn chéo từ trứng sang các thực phẩm khác, nguy hiểm hơn khi vi khuẩn này xâm nhập vào bên trong trứng.

Thời gian bảo quản trứng vỡ trong tủ lạnh có thể gây nhiễm khuẩn chéo từ trứng sang các thực phẩm khác.

Một khi bị nhiễm Salmonella, người bệnh sẽ có các triệu chứng như đau bụng và buồn nôn. Trong trường hợp nghiêm trọng, tình trạng chuột rút, mất nước cũng có thể xảy ra. Vì vậy, tốt nhất là ăn trứng ngay khi chúng bị vỡ.

- Khi đã rửa trứng:

Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), trên trứng sống có một lớp màng nhỏ bao bọc, lớp màng này có tác dụng đóng các lỗ thông khí của trứng lại để ngăn ngừa bụi bẩn, vi khuẩn ở môi trường bên ngoài xâm nhập vào lòng trứng, chỉ duy nhất oxy được phép lọt vào. Quá trình rửa sẽ làm lớp màng này sẽ bị mất đi và khiến cho vi khuẩn xâm nhập vào trong. Nếu sau khi rửa trứng, bạn không ăn luôn mà cất vào tủ sẽ có nguy cơ nhiễm khuẩn trứng.

Rửa trứng trước khi bảo quản sẽ làm lớp màng này sẽ bị mất đi và khiến cho vi khuẩn xâm nhập vào trong.

Bộ Nông nghiệp Mỹ khuyến cáo mọi người không nên rửa trứng để giữ lại lớp màng giúp bảo quản được lâu hơn.

2. Cốc sữa uống dở

Theo QQ, thời gian gần đây có một người sản phụ ở Hàng Châu đã bị nhiễm khuẩn Listeria do uống sữa còn thừa trong tủ lạnh. Kết quả là người phụ nữ này bị ngộ độc nghiêm trọng dẫn đến sảy thai.

Theo Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (Trung Quốc), mùa hè là thời điểm có tỷ lệ nhiễm khuẩn cực cao, đặc biệt là nguy cơ ngộ độc do khuẩn Listeria. Listeria có thể tồn tại trong một thời gian dài trong điều kiện nhiệt độ thấp, thông thường nó sẽ xuất hiện trong sữa thừa, thịt sống, cá và tôm hải sản.

Listeria rất "thông minh", chúng thường chọn người già, phụ nữ mang thai, trẻ sơ sinh và những người có hệ miễn dịch yếu để tấn công. Khi bị nhiễm khuẩn, người bệnh sẽ bị sốt, đau bụng, tiêu chảy, nôn mửa, đau cơ và các triệu chứng khác... Nếu không được điều trị kịp thời, họ có thể bị viêm màng não và nhiễm trùng huyết. Để phòng tránh nguy cơ này, nguyên tắc đầu tiên cần nhớ đó là không sử dụng lại sữa đã uống dở, đặc biệt không bảo quản chúng trong tủ lạnh.

3. Món rau xào

Rau xào là thực phẩm tốt cho sức khỏe, tuy nhiên chúng sẽ trở thành "thuốc độc" nếu được bảo quản trong tủ lạnh. Một thí nghiệm được thực hiện bởi "Viện kiểm định chất lượng công nghệ và thực phẩm" thành phố Lishui, tỉnh Chiết Giang cho thấy: Sau khi rau xanh được nấu chín nửa giờ, hàm lượng nitrite là 1,25 mg/kg. Sau khi bảo quản trong tủ lạnh qua đêm, hàm lượng nitrite đã tăng lên thành 29,09 mg/kg, vượt quá giới hạn tiêu chuẩn là 20mg/kg.

Đáng chú ý, nitrite không thể mất đi dù được nấu chín. Đối với rau xào, tốt nhất bạn hãy ăn hết chúng trong vòng 4 giờ.

Đối với rau xào, tốt nhất bạn hãy ăn hết chúng trong vòng 4 giờ.

(Nguồn: Thehealthy, QQ)

ĐỖ ĐỖ

Nguồn Tổ Quốc: http://toquoc.vn/tu-lanh-la-vat-dung-ban-so-1-trong-nha-bep-co-3-thu-tha-bo-di-chu-dung-dai-bao-quan-keo-gieo-rac-o-benh-nguy-hiem-222020107224159819.htm