Từ cuộc khủng hoảng Venezuela: Nhìn lại những cuộc khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng nhất lịch sử thế giới

Trong những cuộc khủng hoảng kinh tế lớn nhất thế giới, đại diện Mỹ góp vào hai đề cử.

Khủng hoảng tín dụng 1772

Từ năm 1760 đến năm 1770, vương triều Anh trở nên vô cùng giàu có. Các ngân hàng nước này “mát tay” trong việc cho vay tín dụng. Tuy nhiên, năm 1772, Alexander Fordyce - một trong những đối tác của ngân hàng Neal, James, Fordyce, và Down - mang theo khoản nợ chưa thanh toán chạy trốn sang Pháp.

Các ngân hàng Anh trở nên hỗn loạn khi tin tức này bắt đầu lan nhanh. Các chủ nợ đứng chật kín trước của ngân hàng đòi rút tiền. Khủng hoảng lan nhanh đến Scotland, Hà Lan, nhiều vùng khác ở châu Âu và các thuộc địa khu vực châu Mỹ của Anh.

Đại suy thoái 1929-1939

Cuộc suy thoái kéo dài gần 1 thập niên khiến 1/4 người dân Mỹ bị thất nghiệp. Đây được xem là cuôc khủng hoảng tài chính kinh tế tồi tệ nhất của thế kỷ 20.

Công nhân thất nghiệp sắp hàng dài chờ trợ cấp thực phẩm 1928.

Nhiều người cho rằng sự sụp đổ ở thị trường chứng khoán phố Wall 1929 là nguồn gốc khủng hoảng và những quyết định chính sách sai lầm chính phủ Mỹ càng làm cho nó thêm nghiêm trọng.

Khủng hoảng giá dầu OPEC 1973

Khủng hoảng nổ ra khi các quốc gia thuộc Tổ chức Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) tuyên bố cấm vận dầu mỏ, ngừng xuất khẩu dầu cho Mỹ cũng như các nước đồng minh để trả đũa nước Mỹ vì hỗ trợ vũ trang cho Israel trong thời kỳ chiến tranh lần thứ tư giữa Arab và Israel.

Ngày 17.101973, OPEC tuyên bố cấm vận dầu mỏ.

Điều này dẫn đến tình hình lạm phát cao, thiếu dầu trầm trọng và giá dầu tăng chóng mặt, nặng nề hơn là khủng hoảng kinh tế ở Mỹ và nhiều quốc gia phát triển.

Khủng hoảng châu Á 1997

Vào tháng 7.1997, chính phủ Thái Lan đã xóa bỏ tỷ giá hối đoái cố định với đồng dollar vốn đã tồn tại quá lâu, dẫn đến thiếu ngoại tệ trong thị trường. Khủng hoảng nhanh chóng lan rộng đến các nước Đông Á.

Baht Thái lao dốc 48% chỉ trong 6 tháng cuối năm 1997.

Thị trường tài chính châu Á trở nên hỗn loạn, nhanh chóng kéo theo hàng triệu USD đầu tư nước ngoài ồ ạt rút đi. Hiệu ứng lan tỏa khiến cho các nhà đầu tư lo sợ sự sụp đổ thị trường Đông Á có thể dẫn đến khủng hoảng tài chính toàn cầu. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IFM) đã phải vào cuộc bằng việc đưa ra gói hỗ trợ cho những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất - nhằm tránh việc vỡ nợ xảy ra.

Khủng hoảng tài chính 2007-2008

Cuộc khủng hoảng bắt nguồn từ tín dụng nhà ở thứ cấp khi bong bóng nhà đất ở Mỹ tan vỡ.

Ngân hàng Lehman Brothers (một trong những ngân hàng đầu tư lớn nhất thế giới) phá sản, hàng loạt những doanh nghiệp và thể chế tài chính chủ chốt đến trên bờ vực sụp đổ. Chính phủ lúc đó đã phải đưa ra khoản cứu trợ lớn chưa từng có. Sau gần một thập niên, khi mà hàng triệu việc làm và hàng tỷ USD lợi nhuận bốc hơi, thị trường mới có dấu hiệu phục hồi.

Phan Anh (T/H)

Nguồn Lao Động: https://laodong.vn/kinh-te/tu-cuoc-khung-hoang-venezuela-nhin-lai-nhung-cuoc-khung-hoang-kinh-te-nghiem-trong-nhat-lich-su-the-gioi-627453.ldo