Tự chủ và quản trị giáo dục đại học

Bài viết được dựa trên kinh nghiệm của tác giả trong hơn hai năm làm Chủ tịch Ủy ban Điều hành GDĐH và Nghiên cứu châu Âu.

Bài viết của tôi về tự chủ và quản trị giáo dục đại học (GDĐH) được dựa trên kinh nghiệm của bản thân trong hơn hai năm với cương vị Chủ tịch Ủy ban Điều hành GDĐH và Nghiên cứu châu Âu. Tôi cũng có nhiều hoạt động trong quá trình Bologna với cương vị đại diện của Hội đồng châu Âu, là người đứng đầu thư ký Bologna. Quản trị GD liên quan đến quan hệ giữa nhà nước và cơ sở giáo dục, giữa tự trị (self-governance) và sự tham gia của các đại diện bên ngoài trong hội đồng quản trị, giữa trường đại học và các giảng viên. Khó có thể hiểu được về Quản trị GD mà không có tự chủ và tự do học thuật. Một thành phần quan trọng của quản trị cơ sở giáo dục là sự tham gia của sinh viên. Tuyên bố Bologna xem các trường đại học châu Âu là những đối tác trong quá trình nhấn mạnh tự chủ của chúng. Phần 1: Tự chủ tổ chức Magna Charta Universitatum là một cuốn sách nhân 800 năm ngày kỷ niệm của trường đại học Bologna năm 1988. Cuốn sách khẳng định rằng: “Trường đại học là một tổ chức tự chủ trong trái tim của các xã hội”. Điều này không nói một cách rõ ràng Autonomy có nghĩa là gì. Tuy nhiên, rõ ràng rằng tự do học thuật là một phần tích hợp của một trường đại học tự chủ. “Để thỏa mãn nhu cầu của thế giới xung quanh nó, việc nghiên cứu và giảng dạy cần phải độc lập về mặt đạo đức, trí tuệ đối với các quyền lực chính trị và sức mạnh kinh tế.” Một trường đại học cần phải là cơ sở giáo dục tự chủ. Điều đó vẫn chưa được thảo luận trong khuôn khổ của Quá trình Bologna. Tuy nhiên, những bộ luật quốc gia lại có sự khác biệt ở điểm này. Trong hầu hết các quốc gia, trường đại học được cho quyền tự chủ, một số khác như các trường cao đẳng thì lại không có. Tôi có lẽ nên giới hạn những quan tâm của mình về tự chủ tổ chức ở đây. Tự chủ về tổ chức sẽ được định nghĩa chính thức bởi luật, nhưng khía cạnh luật pháp chỉ là sự mô tả của một phần hiện thực. Tự chủ (autonomy) có thể được mô tả như khả năng toàn diện của trường đại học để hành động theo sự lựa chọn riêng nhằm thực hiện sứ mệnh của mình. Đó là kết quả thuần túy của tổng các quyền hợp pháp, các nghĩa vụ và nguồn lực tài chính cũng như nguồn lực khác. Để tìm hiểu các ĐH hào hứng sự tự chủ đến mức nào trong mối quan hệ với nhà nước, chúng ta cần tìm hiểu tất cả mọi khía cạnh của quan hệ Nhà nước – Cơ sở GDĐH trên các bình diện như: - Luật pháp và các quy định; - Ngân sách đối với dạy và nghiên cứu; - Trách nhiệm đối với các chương trình học tập; - Trách nhiệm giải trình - Bổ nhiệm; - Những quan hệ chính trị và hành chính không chính thức. Tuy nhiên, tự chủ trong quan hệ với nhà nước chỉ là một phần của bức tranh tổng thể của sự tự do mang tính thể chế. Những trường ĐH ngày càng chịu nhiều sức ép do thiếu hụt nguồn lực hơn nhà nước: sức mạnh thị trường, cạnh tranh để tuyển sinh và tuyển giảng viên, những quan tâm, lợi ích trong các nghiên cứu mang tính thương mại. Dù tốt hay xấu thì khuynh hướng này sẽ làm giảm giá trị truyền thống của mối quan hệ nhà nước và trường ĐH. Những trường ĐH ở hầu hết các quốc gia Châu Âu là những thành tố trong hệ thống của các cơ sở GDĐH của nhà nước. Chúng tuân thủ luật và những quy định đối với các cơ sở GDDH nhà nước. Luật GDĐH thường định nghĩa trường ĐH như là một loại hình đặc biệt của cơ quan nhà nước có quyền tự trị và ở đó, tự do học thuật được tôn trọng. Tự trị nghĩa là hiệu trưởng được bầu và có một hội đồng lãnh đạo cơ sở GDĐH. Còn tự do chủ yếu liên quan đến những vấn đề học thuật (giảng dạy và nghiên cứu), mà không phải những vấn đề kinh tế và tổ chức. Trong suốt một hoặc hai thập kỷ trước thì ở nhiều quốc gia, cơ sở GDĐH có thể có quyền tự do kinh tế rất lớn. Những cơ sở này có thể được tổ chức như những doanh nghiệp công hoặc những tổ chức linh hoạt. Tuy nhiên, những cơ sở GDĐH này thường chịu sự lãnh đạo bởi một Hội đồng Điều hành, và Hội đồng này thuê Hiệu trưởng thường là từ bên ngoài. Cộng đồng các nhà nghiên cứu và giảng viên không tự mình quản trị toàn bộ cơ sở GDĐH. Chúng ta cần thấy rắng tự chủ gắn với chịu trách nhiệm. Tự chủ lớn hơn đối với cơ sở GDĐH có nghĩa là trách nhiệm lớn hơn về những đồng tiền tiêu đi, bổ nhiệm, chỉ tiêu sinh viên, cấp phát văn bằng. Nó cũng phải gắn với chất lượng dạy và nghiên cứu. Sự tham gia của SV Sự tham gia của SV trong việc quản trị GDĐH là một mối quan tâm trong quá trình Bologna và là chủ đề của một hội thảo được tổ chức bởi cơ quan quản lý Na Uy ở Oslo vào tháng 6-2003. Tại đây, Hội đồng Châu Âu thực hiện một nghiên cứu về sự tham gia của SV trong quản trị ĐH và kết luận rằng điều kiện pháp lý cho SV tham gia khá phổ biến. Nhiều ý kiến đồng ý về tỷ lệ SV đại diện trong Hội đồng trường. Nói chung, tỷ lệ này chiếm khoảng từ 10-30%. SV cần có đại diện có ý nghĩa trong hội đồng quản trị của trường, nhưng chiếm thiểu số. Tuy nhiên, ngay cả khi nguyên tắc đại diện SV được chấp nhận và được ghi vào trong các điều khoản quy định thì việc động viên SV phát huy vai trò của mình lại là một thách thức. Nhiều số liệu về sự tham gia trong việc bầu cử SV cho thấy có không đến 15% SV tham gia bỏ phiếu. Tự trị và sự tham gia từ bên ngoài Mô hình truyền thống của quản trị tổ chức là: tập thể các giảng viên và nghiên cứu viên bầu ra chính những cán bộ của mình (hiệu trưởng, chủ nhiệm khoa, thành viên hội đồng trường và khoa). Quá trình này có rất ít, hoặc không có sự can thiệp từ bên ngoài. Tuy nhiên, hiện nay nhiều cơ sở GDĐH chào mời hoặc chấp nhận một số các đại diện ngoài trường tham gia trong hội đồng quản trị. Trong một số trường hợp, cơ sở GDĐH thuê người lãnh đạo từ bên ngoài để thay thế hiệu trưởng được bầu. Tình hình này dẫn đến ảnh hưởng tương đối của các nhóm khác nhau trong hội đồng quản trị, ở đó đa số các thành viên là cán bộ giảng dạy có vị trí làm việc lâu dài. Ở nơi nào, các đại diện bên ngoài chiếm thiểu số trong hội đồng trường, sự hiện diện của họ có thể vẫn có ý nghĩa để không một nhóm duy nhất nào chiếm vị trí đa số. Quan hệ giữa khoa với trường Quản trị nhà trường đòi hỏi tìm kiếm một sự cân bằng giữa ba cấp: cấp trường (hiệu trưởng/thành viên hội đồng trường), khoa (chủ nhiệm khoa, thành viên hội đồng khoa) và các bộ môn. Các đối tượng này được tổ chức theo cấp bậc, thế nhưng mỗi cấp có một phạm vi nhất định và hoạt động bên trong khuôn khổ được thiết lập bởi các cấp trên. Trong hầu hết các cơ sở GDĐH, cấp trường đại diện cho nhà trường quan hệ bên ngoài và thiết lập các chính sách tổ chức chung. Xét trên bình diện pháp lý, cấp trường đại diện cho trường và chịu trách nhiệm pháp lý. Cấp trường là một thực thể hợp pháp có quyền hạn và trách nhiệm tương ứng. Tuy nhiên, ở nhiều nước thuộc Nam Tư cũ, các có địa vị như một thực thể độc lập. Như vậy, cấp trường (cấp trung tâm) yếu hơn trong hầu hết các quốc gia Châu Âu khác và điều đó khó khăn để hình thành nên những chính sách tổ chức (như là sự đối lập với các khoa). Trong các cuộc thảo luận song phương cũng như trong các bối cảnh khác, Hội đồng Châu Âu có ý phản đối việc giữ các khoa như những thực thế hợp pháp độc lập. Đồng thời, cho rằng những chính sách tổ chức nhất quán và đối tác trong Quá trình Bologna đòi hỏi các cơ sở GDĐH mang tính thống nhất. Phần 2: Quản lý mới, pháp luật mới Tiến sĩ Per Nyborg (Bộ Giáo dục và Nghiên cứu Na Uy) Hoàng Ngọc Vinh (dịch và giới thiệu)

Nguồn VietnamNet: http://vietnamnet.vn/giaoduc/200911/Tu-chu-va-quan-tri-giao-duc-dai-hoc-877718/