Từ câu chuyện cô giáo 24 tuổi ung thư gan: Cứ sống lạc quan cho đến ngày cuối

Gần đây, cộng đồng mạng xôn xao và tích cực chia sẻ về câu chuyện cô giáo 24 tuổi mắc bệnh ung thư gan do những thói quen ăn hàng quán và thức khuya.

Bảo Yến - cô giáo 24 tuổi mắc bệnh ung thư gan vừa có một bài chia sẻ gây sốt thời gian vừa qua (Ảnh: Internet)Nhìn vào Bảo Yến, mọi người đều thấy ở cô gái ấy chính là nụ cười trên môi, một khuôn mặt rạng rỡ ẩn sâu trong đó là khát khao được sống. Không một ngày nào ủ rũ hay tỏ ra mệt mỏi, Bảo Yến luôn cảm thấy mình đang chỉ còn cơ hội sống cuối cùng, chẳng có lý do gì mà không tận hưởng nó hay để sự lo lắng nhấn chìm cả. Con người thường có tâm lý là nghĩ đến tương lai của mình chỉ vài tuần, hay vài tháng nữa .. từ đó dẫn đến việc nảy sinh tâm lý chán nản, điều này tác động không nhỏ đến chính sức khỏe hiện tại.

Câu chuyện của Bảo Yến không chỉ thức tỉnh chúng ta về lối sống, sinh hoạt mà còn ở nghị lực, khát khao, niềm yêu cuộc sống. Bất kỳ hình ảnh nào được chia sẻ cũng là lúc Bảo Yến thể hiện sự tinh nghịch, lạc quan. Mọi người không thấy rằng mình phải tỏ ra lo lắng cho cô mà bù lại còn rất ngưỡng mộ, không những thế còn mang thật nhiều hy vọng cho nhiều bệnh nhân ung thư cùng cảnh ngộ.

Cô chia sẻ trên trang cá nhân của mình: "Từ ngày đầu tiên phát hiện bị ung thư gan giai đoạn 3 đến giờ, mình hay nhận được các câu hỏi như: Sao em lạc quan thế? Em lấy sự lạc quan đó ở đâu? Cả ngày mình vẫn cười, vẫn "chém gió" phần phật, vẫn "tươi không cần tưới", trừ những lúc sốt hoặc làm thủ thuật đau ra thì mình luôn te tởn nhất khoa Nội tiêu hóa này. Nhìn chắc chẳng ai nghĩ mình là bệnh nhân ung thư. Quan điểm của mình là: Việc gì cũng sẽ có cách giải quyết của nó nên không việc gì phải lo hay sợ cả.

Bạn có lo nghĩ, buồn phiền thì cũng có làm cho tình hình cải thiện được đâu. Việc buồn lo là hoàn toàn vô nghĩa. Cứ thoải mái tận hưởng cuộc sống thôi. Còn nếu mà thật sự không có cách giải quyết thì mình phải chấp nhận.

Chấp nhận một cách vui vẻ. Đấy, dù làm gì cũng không giải quyết được thì nghĩ ngợi, phiền não cũng vô ích thôi. Thế nên mình cứ sống vui vẻ, lạc quan cho đến ngày cuối cùng, để ngày nào cũng là ngày tươi đẹp nhất. Việc gì cũng sẽ có cách giải quyết của nó nên không việc gì phải lo hay sợ cả. Vì có lo nghĩ, buồn phiền thì cũng có làm cho tình hình cải thiện được đâu. Việc buồn lo là hoàn toàn vô nghĩa".

Đã vậy, buồn rầu ủ rũ lại còn làm bệnh tình thêm trầm trọng. Nó như là viện binh cho ung thư vậy. Nó sẽ làm cho ung thư chiến thắng trong trận chiến này...

Thấy mình vui thì những người xung quanh cũng bớt u sầu. Ở viện, bác sĩ còn rủ mình sang các phòng bệnh khác để khích lệ tinh thần bệnh nhân ung thư. Mình rất hạnh phúc và hào hứng khi làm việc đó. Các bác ấy thấy hoàn cảnh của mình đáng thương mà vẫn lạc quan nên cũng bớt nghĩ ngợi.

Mình hy vọng tinh thần lạc quan của mình có thể truyền đến tất cả mọi người, để ai cũng phấn chấn lên, tươi cười lên mà sống tiếp".

Đúng vậy, sự lo lắng của mọi người tác động không nhỏ đến bệnh nhân và ngược lại, chính sự ủ rũ của bệnh nhân khiến tình trạng và thái độ xung quanh của mọi người càng thêm nặng nề. Mọi người càng lo cho mình mình lại càng phải cố gắng thật nhiều.

Bản thân chúng ta, khi đối diện với khó khăn chúng ta cảm thấy nản lòng, mệt mỏi thế nhưng những người như Bảo Yến mặc dù phải mang trong mình căn bệnh ung thư nguy hiểm, cô cũng chưa bao giờ nản lòng. Cô giống như ngọn lửa truyền nhiệt huyết cho những người bình thường và cho cả những người đồng cảnh ngộ như cô vậy.

Dung Mai

Nguồn Thế Giới Trẻ: https://thegioitre.vn/tu-cau-chuyen-co-giao-24-tuoi-ung-thu-gan-cu-song-lac-quan-cho-den-ngay-cuoi-62063.html