Từ 5/12: Nâng mức xử phạt vi phạm hành chính về thuế

Chính phủ đã ban hành Nghị định 125/2020/NĐ-CP thay thế Nghị định số 129/2013/NĐ-CP. Nghị định 125 điều chỉnh tăng cao hơn mức xử phạt đối với một số hành vi vi phạm thủ tục thuế so với quy định trước đây.

Chính phủ đã ban hành Nghị định 125/2020/NĐ-CP thay thế Nghị định số 129/2013/NĐ-CP. Nghị định 125 điều chỉnh tăng cao hơn mức xử phạt đối với một số hành vi vi phạm thủ tục thuế so với quy định tại. Đối với hành vi khai sai dẫn đến thiếu thuế, mức phạt tiền cụ thể được quy định chi tiết tùy vào các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ… Nghị định 125 bắt đầu có hiệu lực thi hành từ ngày 05 tháng 12 năm 2020.

Cụ thể, các vi phạm hành chính với số thuế từ 100 triệu đồng trở lên hoặc giá trị hàng hóa từ 500 triệu đồng trở lên được xác định là vi phạm hành chính về thuế có quy mô lớn và vi phạm hành chính từ 10 số hóa đơn trở lên được xác định là vi phạm hành chính về hóa đơn có quy mô lớn. Nguyên tắc xác định mức phạt tiền khi có tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ được tính tăng hoặc giảm 10% mức phạt trung bình của khung phạt tiền.

Với nhóm hành vi vi phạm thủ tục thuế, mức phạt tối thiểu là 500.000 đồng và mức tối đa là 25 triệu đồng. Trong đó, mức phạt tiền sẽ tăng mạnh đối với nhóm hành vi vi phạm về thời hạn đăng ký thuế, chậm nộp hồ sơ khai thuế.

Nghị định cũng quy định chi tiết về mức phạt tiền đối với hành vi trốn thuế theo tiêu chí tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ và phù hợp với nguyên tắc của Luật Xử lý vi phạm hành chính. Cụ thể: phạt 1 lần số thuế trốn đối với hành vi trốn thuế có từ 1 tình tiết giảm nhẹ trở lên; phạt 1,5 lần tính trên số thuế trốn đối với hành vi trốn thuế mà không có tình tiết giảm nhẹ hoặc tình tiết tăng nặng. Đối với các trường hợp trốn thuế có tình tiết tăng nặng sẽ bị phạt từ 2 đến 3 lần.

Tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng trong lĩnh vực thuế, hóa đơn

Tình tiết tăng nặng, tình tiết giảm nhẹ theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.Vi phạm hành chính với số tiền thuế (số tiền thuế thiếu, số tiền thuế trốn hoặc số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn cao hơn) từ 100.000.000 đồng trở lên hoặc giá trị hàng hóa, dịch vụ từ 500.000.000 đồng trở lên được xác định là vi phạm hành chính về thuế có quy mô lớn theo quy định tại điểm 1 khoản 1 Điều 10 Luật Xử lý vi phạm hành chính. Vi phạm hành chính từ 10 số hóa đơn trở lên được xác định là vi phạm hành chính về hóa đơn có quy mô lớn theo quy định tại điểm 1 khoản 1 Điều 10 Luật Xử lý vi phạm hành chính.

Hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả và nguyên tắc áp dụng mức phạt tiền khi xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn.

Hình thức xử phạt chính: Cảnh cáo. Phạt cảnh cáo áp dụng đối với hành vi vi phạm thủ tục thuế, hóa đơn không nghiêm trọng, có tình tiết giảm nhẹ và thuộc trường hợp áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo theo quy định tại Nghị định này.

Phạt tiền: Cối đa không quá 100.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính về hóa đơn. Phạt tiền tối đa không quá 50.000.000 đồng đối với cá nhân thực hiện hành vi vi phạm hành chính về hóa đơn.

Phạt tiền tối đa không quá 200.000.000 đồng đối với người nộp thuế là tổ chức thực hiện hành vi vi phạm thủ tục thuế. Phạt tiền tối đa không quá 100.000.000 đồng đối với người nộp thuế là cá nhân thực hiện hành vi vi phạm thủ tục thuế.Phạt 20% số tiền thuế thiếu hoặc số tiền thuế đã được miễn, giảm, hoàn cao hơn quy định đối với hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn thuế.

Thanh Loan

Nguồn Doanh Nghiệp: http://doanhnghiepvn.vn/doanh-nghiep/tu-5-12-nang-muc-xu-phat-vi-pham-hanh-chinh-ve-thue/20201204125110440