Tu-160 có mặt tại Chukotka- cơn ác mộng của Lầu Năm Góc

Các máy bay chiến lược (Nga) có mặt ven eo biển Bering làm giảm thời gian bay đến lãnh thổ Mỹ xuống chi còn vài chục phút.

Xin được giới thiệu bài viết của chuyên gia quân sự Nga, Đại tá hải quân Xergey Ishenko với tiêu đề và phụ đề trên về một sự kiện không nổi bật nhưng rất quan trọng đối với Không quân tầm xa Nga. Bài đăng trên báo “Svobodnaia Pressa”ngày 21/8/2018.Chúng tôi có bổ sung bản đồ đề dễ hinh dung.

Cách đây mấy hôm (ngày 16/8/2018-ND), trong khuôn khổ cuộc diễn tập chiến thuật- bay của Không quân tầm xa, hai (2) chiếc máy bay ném bom- mang tên lửa chiến lược Tu-160, sau khi vượt quãng đường 7.000 km, đã hạ cánh lần đầu tiên xuống sân bay Anadyr tại Chukotka (Cực Đông Bắc Nga-xin xem bản đồ).

Trên ảnh: Тu-160 (Ảnh: Zuma/ТАSS)

Sự kiện này làm cho các tướng lĩnh trong Bộ Quốc phòng Nga hồ hởi ra mặt. Trong thông cáo chính thức cung cấp cho các phương tiện truyền thông đại chúng, Cục báo chí Bộ Quốc phòng Nga còn nhấn mạnh “ đây là một sự kiện lịch sử”.

Để có thể hiểu được nguồn gốc sâu xa của niềm vui mà các tưỡng lĩnh Nga đã thể hiện, chúng ta cần phải nhớ lại: khi nào và tại sao mà chúng ta (Liên Xô trước đây) gần như với hai bàn tay trần đã xây dựng được một sân bay hỗn hợp (cho nhiều kiểu máy bay cất hạ cánh-ND) siêu hạng như vậy tại một vùng băng giá vĩnh cữu?

Bởi vì có một điều quá rõ ràng là nếu chi để cho các máy bay dân dụng hạ cánh xuống sân bay này- thì giói lắm cũng chỉ là đem lại một niềm vui nhỏ cho các cư dân Chukotka.

Điều (mục tiêu xây dựng sân bay trên) quan trọng nhất trong trường hợp này- đó là đã bố trí được nơi cất hạ cánh (sân bay) gần lãnh thổ nước Mỹ nhất cho các máy bay ném bom chiến lược và mang tên lửa chiến lược hạng nặng của Nga.

Bởi vì không ở khu vực nào mà hai nước chúng ta (Nga- Mỹ) lại “gần gũi” nhau hơn ở đây (Chukotka). Bang Alaska của Mỹ- cách Nga chỉ một tầm tay với. Ngay bên kia Eo biển không rộng Bering.

Và, điều đó có nghĩa là thời gian bay đến biên giới ngoài đường vòng cực của Mỹ không phải tính bằng giờ, mà là tính bằng phút. Và như thế, các phương tiện phòng không của Mỹ sẽ rất khó xoay sở để đánh trả một cuộc tấn công giả định (của các máy bay chiến lược Nga).

Cũng tương tự thế, lấy ví dụ, khi các máy bay ném bom và mang tên lửa của Không quân Mỹ cất cánh từ các căn cứ quân sự Mỹ tại Châu Âu và Nhật Bản để tiếp cận lãnh thổ Nga. Và như vậy, sân bay của chúng ta ở Anadyr (Chukotka) chỉ góp phần làm cân bằng hơn một chút cơ hội của các bên đối đầu nhau mà thôi.

Nhân tiện xin nói rõ là từ trước đây rất lâu chính Lãnh tụ Iosif Stalin đã hiểu được sự cấp thiết chiến lược của việc cần phải có các biện pháp “xích lại gần nhau” theo kiểu như vậy để đáp trả Mỹ .

Theo chỉ thị của ông, ngay vào cuối những năm 1940, Liên Xô đã cho tiến hành xây dựng các sân bay dã chiến trên khu vực Vòng Cực Bắc- ngay trên mặt các lớp băng dày nhiều mét. Tuy nhiên, những nỗ lực xây dựng các đường băng cất hạ cánh gần bờ biển Bắc Cực của Mỹ và Canada đã bị chính Mẹ Thiên nhiên ngăn chặn.

Nhiệt độ quá thấp và gió mạnh gần như ngay lập tức làm dồn cục các tảng băng lại và vô hiệu hóa mọi cố gắng làm phẳng mặt đường băng cất hạ cánh. Và nếu như không san phảng được mặt đường băng thì việc cho các máy bay ném bom hạng nặng hạ cất cánh sẽ là một quyết định cực kỳ mạo hiểm.

Những nỗ lực cuối cùng để thực hiện ý tưởng của Stalin được thực hiện vào ngày 23/5/1958. Tại một khu vực gần trạm“SP-6” trên các tảng băng trôi vùng cực đã có 2 máy bay ném bom chiến lược –Tu-16 và Tu-95 “tiếp băng” thành công (chứ không phải tiếp đất).

Nhưng khi cất cánh thì chúng bị rung lắc như xe ngựa đi trên đường nhiều ổ gà. Kết quả là khi chạy đà, chiếc Tu-16 đã trượt ra ngoài đường băng. Nó bị vướng móc cánh vào chiếc Il-14 đậu bên cạnh, nhưng sau đó nhờ Giời mọi việc cũng được giải quyết ổn thỏa.

Tuy nhiên, đã có một kết luận rõ ràng được rút ra sau lần thử nghiệm này- nếu máy bay đó mang bom hạt nhân thì trong trường hợp này có thể xảy ra một thảm họa khủng khiếp. Và các thử nghiệm cho máy bay hạng nặng “tiếp băng” trên Vùng Cực được lệnh dừng hẳn.

Chỉ còn một khả năng duy nhất- khẩn trương xây dựng những sân bay như vậy gần lãnh thổ Mỹ, nhưng trên mặt đất. Xét từ góc độ địa lý, Chukotka là địa điểm lý tưởng hơn cả.

Chính vì thế mà sân bay Anadyr được xây dựng xong với một tiến độ kinh hoàng, chỉ trong vòng không đầy 2 năm. Đến năm 1959, nó đã sẵn sàng hoạt động. Sau 2 năm nữa- vào năm 1961, trong biên chế của căn cứ không quân Xô Viết này xuất hiện một đơn vị cực kỳ kín tiếng,-đó là đơn vị số 62902 (в/ч 62902).

Trong các văn bản chính thức- đó là căn cứ sửa chữa- bảo dưỡng kỹ thuật “Anadyr-1” (trong một số văn bản khác còn phiên hiệu là căn cứ bảo dưỡng- sửa chữa “Madagan-11”).

Trên thực tế- đó là kho bom hạt nhân đường không lớn nhất Liên Xô được các lực lượng của Tổng cục xây dựng đường ngầm- metro (tàu điện ngầm) Xô Viết xây dựng – bom hạt nhân được bí mật cất giấu trong các hầm ngầm trong đá sâu dưới lòng đất hàng chục mét.

Mục tiêu tối mật với mật danh trong các văn bản là “Portal” trên là một mục tiêu có cấp độ kiên cố siêu hạng, nó vẫn có thể hoạt động ngay cả khi bị đầu đạn hạt nhân công suất 100 Kt đánh trúng.

Ý đồ của giới lãnh đạo quân sự Xô Viết là sử dụng căn cứ không quân tại Chukotka để làm sân bay “trung chuyển” (tiền phương). Tại đây, các máy bay tấn công sẽ được nạp nhiên liệu bổ sung và được nhận các loại “đạn dược đặc biệt” (các tướng lĩnh Xô Viết đặt cho bom hạt nhân cái tên như vậy).

Nguồn Đất Việt: http://baodatviet.vn/quoc-phong/binh-luan-quan-su/tu-160-co-mat-tai-chukotka-con-ac-mong-cua-lau-nam-goc-3364099/