TT - Huế: Hiệu quả từ mô hình dịch vụ công trực tuyến

Xếp hạng Chính phủ điện tử năm 2018 đến 2020, do Bộ Thông tin & Truyền thông công bố. Điều này cho thấy: Thừa Thiên Huế là địa phương đứng vị trí thứ nhất cả nước về phát triển Chính phủ điện tử cấp tỉnh. Kết quả trên cho thấy sự nỗ lực và quyết tâm của tỉnh Thừa Thiên Huế trong công tác triển khai ứng dụng công nghệ thông tin, đặc biệt là ở các cơ quan Nhà nước làm cơ sở xây dựng chính quyền điện tử

Trung tâm Dịch vụ Hành chính công được xem là đầu não vận hành của mô hình dịch vụ công trực tuyến trên địa bàn tỉnh TT-Huế. Đây là hệ thống điều hành được xây dựng theo giải pháp tập trung, tạo thành hệ thống các công sở điện tử trong cơ quan nhà nước.

Vì vậy, các ý kiến chỉ đạo điều hành được thực hiện và giám sát xuyên suốt từ cấp tỉnh đến cấp xã. Cổng Thông tin điện tử tỉnh Thừa Thiên Huế(http://thuathienhue.gov.vn) được hình thành theo mô hình liên thông 3 cấp kết nối và liên thông đến trang thông tin điện tử của các sở, ban,ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố và UBND các xã, phường, thị trấn. Hệ thống này cung cấp đầy đủ thông tin phục vụ việc giám sát của người dân với hoạt động của cơ quan nhà nước cũng như thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao.

Ông Phan Ngọc Thọ - Chủ tịch UBND tỉnh TT-Huế ( Nói về mục đích của Trung tâm phục vụ hành chính công một cửa ) như sau:

“ Việc tiến hành thủ tục hành chính công trên địa bàn Thừa Thiên Huế là một bước tiếp quan trọng trong việc cải cách hành chính đặc biệt là cải cách thủ tục hành chính. Chúng tôi sẽ tập trung tất cả cơ sở nghành có đại diện tại trung tâm hành chính công để tất cả công dân khi muốn làm các thủ tục hành chính liên quan đến cơ sở nghành nào thì họ chỉ đến một địa điểm duy nhất để nạp hồ sơ và sau đó được hẹn ngày giờ trả hồ sơ. Qua đó người dân có thể giảm thời gian cũng như giảm tất cả chi phí khi nạp hồ sơ liên quan đến thủ tục mình cần. Thứ hai, một ý nghĩa quan trọng khi người dân đến trung tâm hành chính công của huyện, tỉnh sẽ được bộ phận đội ngũ tư vấn, giải đáp những thắc mắc và vướng bận cũng như hướng dẫn chuẩn bị hồ sơ để nạp lên trung tâm hành chính công”.

Lộ trình xây dựng chính quyền điện tử đã được chính quyền tỉnh Thừa Thiên - Huế triển khai điện tử hóa bốn thành phần quan trọng là cơ quan điện tử, công chức điện tử, công dân điện tử và doanh nghiệp điện tử. Trong đó, Cổng dịch vụ công trực tuyến đã được triển khai cung cấp cho người dân, doanh nghiệp hình thức đăng ký trực tuyến theo địa chỉ ( https://dichvucong.thuathienhue.gov.vn ). Đến nay, Cổng dịch vụ công tỉnh Thừa Thiên - Huế đã cung cấp 1.349 thủ tục hành chính cấp độ 2; 530 dịch vụ công trực tuyến cấp độ 3; 404 dịch vụ công trực tuyến mức độ 4. Qua đó, tỉnh T-T Huế tập trung hỗ trợ doanh nghiệp, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và giảm thủ tục hành chính không cần thiết, tạo môi trường thuận lợi cho các nhà đầu tư.

Chị Lục Thị Khánh Linh, người dân thuộc phường Kim Long-Thành phố Huế đang làm ăn xa xứ tại Long An. Chị về quê ngắn ngày và tranh thủ đi làm lại CMND khi biết được những tiện ích của hành chính công một cửa đã cho ý kiến như sau: “Em không nghĩ thủ tục lại nhanh như vậy,em đến máy anh chị hướng dẫn choi giấy để viết xong sau đó nộp vào và sau khoảng 20p thì đã được gọi đến lấy vân tay và chụp hình. Và thêm cái dịch vụ gửi bưu phẩm về tận nhà thì mình không còn phải quay tới quay lui nhiều lần để lấy thì em thấy tiết kiệm được thời gian đặc biệt những người xa quê như em”.

Tỉnh Thừa Thiên- Huế đã thành lập, triển khai và đưa vào hoạt động trung tâm hành chính công cấp tỉnh; trung tâm hành chính công các cấp với 9 huyện, thị xã và thành phố Huế. Trung tâm hành chính công là nơi duy nhất tiếp nhận và phối hợp giải quyết thủ tục hành chính, cung cấp thông tin, dịch vụ về các thủ tục hành chính nhanh chóng, thuận tiện thông qua hệ thống trang thiết bị công nghệ thông tin hiện đại. Hệ thống mạng diện rộng của tỉnh được triển khai kết nối hệ thống mạng LAN các cơ quan nhà nước tạo ra một hệ thống kết nối thống nhất để trao đổi dữ liệu. Tỉnh Thừa Thiên - Huế đã đầu tư xây dựng Trung tâm dữ liệu đặt tại Sở Thông tin và Truyền thông nhằm triển khai thống nhất hệ thống các ứng dụng, cơ sở dữ liệu trong cơ quan nhà nước của địa phương.

Cổng thông tin điện tử của tỉnh đã hình thành theo mô hình liên thông 3 cấp (tỉnh, huyện, xã). Đến nay, Cổng đã cung cấp gần 400 thủ tục hành chính trực tuyến với gần 1.000 hồ sơ đăng ký và nhận kết quả trực tuyến. Số hồ sơ đăng ký trực tuyến ngày càng tăng, đặc biệt thu hút sự quan tâm và ủng hộ mạnh mẽ của người dân và doanh nghiệp. Phòng Đăng ký kinh doanh là nơi biểu chứng cho hiệu quả của mô hình liên thông 1 cửa.Thủ tục nhanh, gọn với tiêu chí phục vụ, kiến tạo đã góp phần rất lớn trong việc liên tục cải thiện chỉ số PCI năng lực cạnh tranh cấp tỉnh từ vị trí 29 năm 2018 lênvị trí 21 trong năm 2019. Ông Nguyễn Văn Toàn – PGĐ Sở TN-MT tỉnh TT-Huế cho biết:

“Nâng cao các mức độ về cải cách hành chính. Hiện tại bây giờ đối với sở là 108 thủ tục hành chính trên môi trường mạng xử lý, trong đó 12 thủ tục mức độ 2 và 32 thủ tục mức độ 3 còn lại 64 thủ tục xử lý ở mức độ 1. Trong thời gian sắp tới lãnh đạo sở chỉ đạo đẩy mạnh thủ tục cái cách nhằm đạt đyược 100% thủ tục ở mức độ 1. Đây là quá trình đòi hỏi sự nỗ lực của tất cả các thành viên trong sở ban nghành”.

Nhằm đẩy mạnh mô hình dịch vụ công trực tuyến, trong thời gian tới, chính quyền tỉnh TT-Huế quán triệt tinh thần gắn trách nhiệm người đứng đầu đơn vị với kết quả đạt được và phải lấy sự hài lòng của người dân, đơn vị làm thước đo đánh giá kết quả.Đồng thời, tiếp tục cải tiến, đổi mới quy trình, thủ tục để nâng cao chất lượng phục vụ, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân,doanh nghiệp, trong đó cần tập trung rà soát, cắt giảm thủ tục hành chính, chi phí cho doanh nghiệp, tiếp nhận, giải quyết đúng tiến độ, chất lượng đối với các dịch vụ công trực tuyến đã tích hợp, cung cấp trên Cổng dịch vụ công trực tuyến.

Phấn đấu đứng đầu cả nước về phát triển chính phủ điện tử cấp tỉnh là một thành tựu đáng tự hào của chính quyền tỉnh TT-Huế. Việc ,nâng cấp và triển khai diện rộng hệ thống phần mềm dùng chung của tỉnh đến cấp xã và các đơn vị sự nghiệp công lập, xây dựng, triển khai hiệu quả kiến trúc chính quyền điện tử trên cơ sở quy hoạch ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin của tỉnh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 sẽ là bước phát triển bền vững cho mô hình này trong thời gian tới.

Huyền Trang

Nguồn Khỏe 365: http://khoe365.nguoiduatin.vn/tt-hue-hieu-qua-tu-mo-hinh-dich-vu-cong-truc-tuyen-73559.html