'Truy lùng' những gốc sưa đỏ 'khủng' bậc nhất Việt Nam

Có những gốc sưa đỏ to đến mức phải 2-3 người nối tay nhau mới ôm trọn, tuổi đời cả trăm năm. Nếu quy ra giá trị kinh tế thì hoàn toàn có thể gọi là 'cây triệu USD'. Những gốc sưa đỏ này chắc chắc được xếp vào hàng to bậc nhất Việt Nam.

 Cây sưa đỏ, một số nơi gọi là cây huê, cây huỳnh, cây trắc thối... thuộc nhóm gỗ IA trong sách đỏ Việt Nam, cấm khai thác mục đích thương mại từ năm 1994.Đây là loại gỗ cực kỳ quý hiếm, hiện nay cây mọc hoang trong rừng rất ít, hầu như là đã bị khai thác hết.

Cây sưa đỏ, một số nơi gọi là cây huê, cây huỳnh, cây trắc thối... thuộc nhóm gỗ IA trong sách đỏ Việt Nam, cấm khai thác mục đích thương mại từ năm 1994.Đây là loại gỗ cực kỳ quý hiếm, hiện nay cây mọc hoang trong rừng rất ít, hầu như là đã bị khai thác hết.

Sưa đỏ quý ở phần lõi của nó. Nhiều người cho rằng, gỗ sưa đỏ có độ bền vượt trội hàng trăm năm, vượt qua cả các loại gỗ nổi tiếng khác như lim, gụ, sến, táu... Tuy nhiên thực tế về độ cứng, sưa đỏ vẫn thua gỗ trắc; về hương thơm thì thua gỗ giáng hương

Có muôn vàn đồn thổi về công dụng của gỗ sưa đỏ, từ làm thiết bị y tế cổ đại Trung Hoa cho đến cả... quách cho người chết, tuy nhiên tất cả đều dừng ở mức phỏng đoán. Dù sao trên thực tế, người ta vẫn mua bán gỗ sưa đỏ theo...kg. Ảnh: Cây sưa đỏ cổ thụ ở Bắc Ninh được bán với mức giá 26 tỷ đồng.

Những cây sưa đỏ lâu năm trong rừng đã bị săn lùng, triệt hạ hết từ lâu. Giờ đây, những cây sưa lớn nhất lại chính là trồng ở các thành phố. Tại Hà Nội có hàng nghìn cây sưa các loại, riêng sưa đỏ còn khoảng 700 cây.

Vì độ quý hiếm của cây, người ta phải "bọc áo giáp" cho cây như thế này, đề phòng "sưa tặc"

Cách đây hơn trăm năm, người Pháp cho xây dựng Công viên Bách Thảo, Hà Nội. Họ mang đến hàng trăm loại cây, bao gồm cả cây bản địa lẫn nhập khẩu, trong đó có cây sưa đỏ.

Theo thời gian những gốc sưa đỏ nơi đây giờ đều đã trở thành cây cổ thụ

Để cho bớt đơn điệu, thời xưa người Pháp đã cho đắp một gò nhỏ trong công viên, hiện gọi là núi Nùng. Nơi đây chính là địa điểm tập trung nhiều gốc sưa cổ thụ nhất của Công viên Bách Thảo

Nếu đếm số gốc sưa đỏ trên núi Nùng và nhân ra với giá trị kinh tế hiện nay, thì đừng ngần ngại gọi đây là "núi triệu USD"

Thực ra, trên núi có cả sưa trắng. Người trồng lúc đó chỉ mong muốn đa dạng loại cây, chứ không thể hình dung đến một lúc nào đó, cái cây mình trồng lại có giá trị cao khủng khiếp đến thế. Ngược với sưa đỏ, sưa trắng (còn gọi là thàn mát) giá trị kinh tế không cao

Có cả những gốc sưa được trồng bổ sung sau này, còn nhỏ

Một cây sưa đỏ hai thân, nhìn ra hồ trung tâm. Nếu so ra, riêng cây này đã phải to bằng cây sưa đỏ ở Bắc Ninh nói trên

Núi Nùng là nơi nhiều cây sưa đỏ nhất trong Công viên Bách Thảo, song những cây lớn nhất, lâu năm nhất lại nằm về phía đường Hoàng Hoa Thám.

Nhiều năm trước đây, Hà Nội từng bị nạn "sưa tặc". Các đối tượng không từ một thủ đoạn nào để lấy trộm được, dù chỉ một khúc thân sưa đỏ. Dù có hàng rào bảo vệ, song cây sưa trong ảnh đã từng là nạn nhân. Phần khoanh đỏ là một cành cây vươn ra ngoài hàng rào, bị cưa trộm mất. Chỉ duy nhất một vụ, từ đó đến nay, sưa đỏ trong công viên đã được bảo vệ an toàn 100%

Đây chính là những gốc sưa đỏ "khủng" bậc nhất Việt Nam, thậm chí có vào rừng sâu cũng không thể thấy được bộ rễ sưa đỏ "hoành tráng" thế này

Một gốc sưa này cỡ phải 3 người nối vòng tay mới ôm hết

Một gốc sưa triệu USD, thân vươn cao hàng chục mét, luôn cần được chăm sóc bảo tồn kỹ lưỡng nhất có thể.

Anh Quân

Nguồn ANTĐ: http://anninhthudo.vn/chinh-tri-xa-hoi/truy-lung-nhung-goc-sua-do-khung-bac-nhat-viet-nam/769925.antd