Trường Trung cấp dân tộc nội trú Kiên Giang: Hiệu quả từ việc đổi mới phương thức đào tạo

Được thành lập năm 2010 tại ấp Xẻo Chác, xã Long Thạnh, huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang, trường Trung cấp nghề Dân tộc nội trú ra đời trên cơ sở nhu cầu đào tạo nghề cho con em đồng bào dân tộc trong tỉnh. Từ một số ngành nghề đào tạo sơ đẳng ban đầu, nay đã có trên 20 ngành đào tạo; hàng năm số lượng học sinh duy trì trên 600 học sinh; số học sinh ra trường đều đáp ứng được nhu cầu lao động trong và ngoài tỉnh.

Thành công nhờ mạnh dạn đổi mới

Trường trung cấp dân tộc nội trú tỉnh Kiên Giang

Trong quá trình phát triển, nhà trường luôn chú trọng đặt mục tiêu lấy chất lượng đào tạo nghề để phát triển bền vững và nâng cao khi nhu cầu xã hội đòi hỏi phát triển. Với đặt thù là trường đào tạo dạy nghề dân tộc nội trú bậc trung cấp, trường trung cấp nghề dân tộc nội trú thu hút nhiều nhiều nhân lực trong các tỉnh đồng bằng Sông Cửu Long theo học bởi chất lượng học sinh đầu ra luôn đáp ứng được nhu cầu thực tiển trong tỉnh và các tỉnh lân cận Tây Nam bộ. Trường trung cấp nghề dân tộc không chỉ phục vụ đào tạo nghề cho đồng bào dân tộc trong tỉnh mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh các tỉnh tiếp giáp như An Giang, Bạc Liêu, Cà Mau… theo học.

Sau hơn 10 năm xây dựng và phát triển, Trường Trung cấp nghề dân tộc nội trú tỉnh Kiên Giang đang từng bước hoàn thiện, phù hợp với nhu cầu sử dụng người lao động trên thị trường hiện nay.

Hiện nay, Trường đang đào tạo 9 nghề, trong đó, nghề phi nông nghiệp như: Điện công nghiệp, Kỹ thuật sửa chữa, Công nghệ ô tô, Lắp ráp máy tính, Hàn, Điện công nghiệp … nghề nông nghiệp như bảo vệ thực vật, trồng trọt và bảo vệ thực vật. Từ năm 2011-2019, Trường đã triển khai thực hiện nhiều chương trình đào tạo nghề mới gồm: Hướng dẫn du lịch, Kỹ thuật máy lạnh và Điều hòa không khí nâng số nghề tuyển sinh đào tạo năm học 2021-2020 lên 12 nghề. Hàng năm trường tuyển sinh đạt và vượt chỉ tiêu Ủy ban nhân dân tỉnh giao.

Giai đoạn 2011-2020, trường tuyển sinh và đào tạo tổng số 3.405 học sinh trung cấp, 5.144 học viên sơ cấp và 20.036 học viên hệ đào tạo dưới 3 tháng. Hàng năm, trường tổ chức liên kết và phối hợp đào tạo các lớp văn hóa trung học phổ thông hệ giáo dục thường xuyên cho trên 800 học sinh, các lớp cao đẳng, đại học cho trên 200 sinh viên và các lớp theo nhu cầu xã hội trên 3.000 học viên. Riêng năm học 2020 - 2021 đến hết tháng 9-2020, trường tuyển sinh và đào tạo trình độ trung cấp được 13 lớp với 485 học sinh (đạt 107,8% chỉ tiêu Ủy ban nhân dân tỉnh giao), đào tạo sơ cấp 698 học viên (đạt 127% chỉ tiêu Ủy ban nhân dân tỉnh giao). Năm học 2020-2021, trường có 873 học sinh trung cấp, 116 sinh viên cao đẳng, 86 sinh viên đại học, 804 học sinh học văn hóa trung học phổ thông.

Sáng tạo trong lồng ghép giữa làm nghề với học nghề

Bài toán không hề dễ đối với các trường đào tạo nghề, đây có lẽ là thành công của trường Trung cấp nghề Dân tộc nội trú tỉnh Kiên Giang với việc nâng cao chất lượng đào tạo nghề và tỷ lệ học sinh có việc làm sau khi ra trường.

Học sinh Nhà trường tham gia lao động tại các doanh nghiệp theo liên kết đào tạo

Để tạo được bước đột phá này, Trường trung cấp nghề Dân tộc Nội trú đã phối hợp với doanh nghiệp đầu tư thiết kế chương trình “Học - Làm và Làm - Học” một cách cân đối, bài bản nhịp nhàng trong chương trình đào tạo giữa Nhà trường và doanh nghiệp. Chính nhờ làm tốt việc “ Học - Làm và Làm - Học” được tốt nên đã tạo điều kiện thuận lợi tích cực cho người học nghề tiệm cận được với doanh nghiệp cũng như Doanh nghiệp với người học như ký kết hợp đồng lao động, nhận gia công sản phẩm, sử dụng trang thiết bị tại doanh nghiệp và bao tiêu sản phẩm học nghề...

Đồng thời với đổi mới trong phương pháp đào tạo, nhà trường còn phát huy cách làm truyền thống thông qua việc phối hợp Trung tâm Dịch vụ việc làm, các sự kiện gắn với nhà trường... nhờ đó hàng năm có trên 87% học sinh tốt nghiệp trung cấp có việc làm, thu nhập ổn định bình quân từ 6 - 10 triệu đồng/tháng.

Nhận xét về cách thức đào tạo của Nhà trường, em Chung Vũ Minh - Học sinh lớp Nghề kỹ thuật điện và điều hòa không khí K9 chia sẻ: Học nghề tại Trường dân tộc Nội trú giúp em tiết kiệm chi phí, thời gian. Theo học tại đây em được trải nghiệm thực tế, tích lũy kinh nghiệm vừa có thêm thu nhập; khi ra trường em sẽ làm việc tại nơi mình đã từng làm việc trong thời gian còn học tại trường.

Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao nguồn lực lao động có tay nghề trong tỉnh và các tỉnh Tây Nam bộ và thu hút học sinh các tỉnh đến học tập tại trường, Hiệu trưởng - Ths Phạm Hoàng Minh cho biết: Sẽ tham mưu lãnh đạo ngành tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ nhà giáo về mọi mặt, trong đó chú trọng 03 nội dung then chốt trong đào tạo nghề là: Trí thức nghề, tâm lý người học nghề và tư duy pháp luật nghề, để đảm bảo yếu tố then chốt trong nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo. Đặc biệt là quan tâm tực hiện đầy đủ, đảm bảo chính sách học sinh gắn vận động các nhà hảo tâm đóng góp hỗ trợ học sinh có hoàn cảnh khó khăn, vượt khó học tốt. Tăng cường mối quan hệ giữa nhà trường với doanh nghiệp; giới thiệu việc làm cho học sinh, sinh viên tốt nghiệp, phấn đấu giải quyết việc làm cho học sinh sau tốt nghiệp trên 87%...

Từ kết quả của việc đổi mới phương pháp đào tạo nghề, năm học 2021- 2022 nhà trường đã sẳn sàng chào đón nhiều thí sinh đến đăng ký học tập.

Nguồn Khỏe 365: https://khoe365.nguoiduatin.vn/truong-trung-cap-dan-toc-noi-tru-kien-giang-hieu-qua-tu-viec-doi-moi-phuong-thuc-dao-tao-76426.html