Trường hợp xảy ra xung đột Nga Mỹ ở Syria

Dù không cao nhưng nguy cơ xảy ra xung đột trực tiếp giữa Nga với Mỹ tại Syria vẫn có thể xảy ra và mạnh được cho là đang thuộc về Mỹ.

Theo nhận định của giới chuyên gia, người Mỹ đang ở vị thế thuận lợi hơn rất nhiều so với Nga - bởi những khả năng của không quân và tên lửa Nga tại Syria rất hạn chế. Trong khi đó thì về phần mình, người Mỹ đã thực hiện nhuần nguyễn đến mức tự động hóa sơ đồ vận chuyển một khối lượng không hạn chế hàng quân sự đến bất kỳ điểm nào trên thế giới.

Muốn nói gì thì nói, người Mỹ có đủ tiền không chỉ để duy trì căn cứ quấn sự Mỹ ở khắp nơi trên thế giới, mà còn có thể huy động rất nhiều máy bay vận tải (cả quân sự lẫn dân sự) trong trường hợp cần thiết. Theo đánh giá của Lầu Năm Góc, lực lượng Không quân Nga tại Syria có 4 máy bay Su-27SM, 8 máy bay Su-30SM, 4 máy bay Su-35 và 8 chiếc Su-34. Còn một số chiếc MiG-29 và các máy bay Su-24M4 đã cũ khác nữa.

Những máy bay nói trên được hỗ trợ bởi một máy bay radar cảnh báo từ xa và điều khiển (AWACS) A-50U chuyên điều phối các chuyên bay và cảnh báo phi công Nga về các đòn tấn công nhằm vào máy bay của họ.

Quả thực là không nhiều lắm nếu đặt bên cạnh sự hiện diện của lực lượng Không quân Mỹ hùng hậu tại khu vực quanh Syria. Về phía Mỹ, chịu trách nhiêm tại khu vực này là Bộ Tư lệnh Trung tâm Mỹ (CENTCOM) với lực lượng trực tiếp có trong tay tại khu vực Trung Đông là 10 kiểu máy bay và máy bay không người lái.

Đó là các kiểu máy bay- F-15E Strike Eagle, A-10 Thunderbolt II, F/A-18 Super Hornets, B-1 Lancer, F-16 Fighting Falcon, B-52 Stratofortress, AV-8B Harrier II, F-22, MQ-1 Predator, MQ-9 Reaper. Trong thời gian gần đây, trên bầu trời Syria đôi khi xuất hiện máy bay tiêm kích mới nhất F-35. Quả thực, như chính người Mỹ thừa nhận thì “chim ăn thịt” Raptor cùng với các máy bay thế hệ 5 khác cũng chẳng làm nên mùa xuân.

Nếu tính theo số lượng các chuyến xuất kích tại Syria và Iraq trong giai đoạn 2014-2018, có thể thấy rằng các kiểu máy bay được sử dụng nhiều nhất là F-15E, A-10, F/A-18 và F-16- đó chính là những “con ngựa thồ” thực sự của Không quân Mỹ. Những máy bay này đóng quân tại các căn cứ không quân aber Al-Ahmad (Kuwait), Al Udeid Air base (Qatar), Al Dhafra Air Base (Các tiểu vương quốc Arapj thống nhất-UAE), Muwaffaq Salti Air Base (Jordan), Prince Hasan (Jordan) và tại một số sân bay khác.

Gần bờ biển Syria còn có một hạm tàu trong đó có tàu sân bay USS Harry Truman với 60 máy bay trên boong nữa. Không có số liệu chính xác về số lượng máy bay chiến đấu Mỹ tại khu vực, nhưng căn cứ vào các ảnh vệ tinh thì ít nhất cũng có từ 300 đến 350 máy bay các loại, trong số đó có khoảng 60 % là máy bay tiêm kích.

Và như vậy, trên không phận Syria thì Không quân Mỹ chiếm ưu thế gấp nhiều lần so với Không quân - vũ trụ Nga. Tuy nhiên, trong trường hợp này, Nga đặt nhiều kỳ vọng vào các tên lửa phòng không. Có thể không nghi ngờ gì là hệ thống phòng không Pantsir-S1 và tổ hợp tên lửa phòng không tầm xa S-300VM và S-400 Nga sẽ khiến các máy bay Không quân Mỹ phải chịu những tổn thất đáng kể, nếu như chúng bay vào tuyến phòng thủ của những tổ hợp này.

Tuy nhiên, Lầu Năm Góc cũng nhận thức rất rõ về nguy cơ này, nên người Mỹ sẽ sử dụng máy bay không người lái MQ-1 Predator và MQ-9 Reaper trong đòn tấn công đầu tiên. Những máy bay không người lái này sẽ nhận về mình đòn tấn công chủ yếu của các hệ thống tên lửa phòng không Nga.

Sau đó, những con ngựa thồ thực sự cùng với các máy bay chiếm ưu thế trên không F-22 sẽ tấn công qua cửa sổ trống mà MQ-1 Predator và MQ-9 Reaper tạo ra đúng vào lúc các tổ hợp tên lửa phòng không Nga đang thay đạn. Nói cho công bằng, người Mỹ tin rằng xác suất xảy ra một cuộc xung đột trực tiếp giữa Không quân Nga và Không quân Mỹ (Phương Tây) trên không phận Syria là cực kỳ thấp, tuy nhiên, trong bối cảnh hiện tại, xác xuất đó không phải bằng không.

Tuy nhiên, dù yếu thế trước Mỹ về số lượng và khả năng triển khai máy bay nhưng người Nga luôn tự tin vào lực lượng tên lửa tầm xa của mình bởi thực tế chiến đấu tại Syria cho cho thấy kết quả và Nga đã triển khai những vũ khí này để có thể tấn công mọi hướng nếu Nga bị đe dọa. Việc Nga triển khai tên lửa tầm xa được Tổng Tham mưu trưởng Các lực lượng vũ trang, Thứ trưởng Quốc phòng Nga Valery Gerasimov cho biết: "Việc sử dụng các vũ khí này ở Syria đã cho thấy kết quả đạt 100%. Đó là một thành công.

Nga sẽ coi trọng sử dụng các nhóm tổ hợp các phương tiện trang bị tên lửa hành trình tầm xa ở trên không cũng như trên biển. Chính vì ý nghĩa đặc biệt của dòng vũ khí này, chúng đã được triển khai trên tất cả các hướng chiến lược cả ở Nga và Syria", Tướng Valery Gerasimov nói. Theo ông, Nga triển khai tên lửa tầm xa X-101 trên máy bay, các tàu chiến, tàu ngầm có khả năng mang tên lửa Kalibr. Không những vậy, tên lửa hành trình Nga còn thích hợp để trang bị trên mặt đất.

Lý giải cho quyết định tăng cường trang bị tên lửa hành trình tầm xa của mình, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu cho rằng, trong tương lai, vũ khí chính xác có thể thay thế các loại vũ khí hạt nhân với tư cách là yếu tố kiềm chế. Sự chuyển đổi này sẽ làm giảm mức độ căng thẳng quốc tế và tăng cường sự tin tưởng trong đấu trường quốc tế. Và đặc biệt làm giảm đi đáng kể khoảng cách quân sự giữa Nga và Mỹ hiện nay. Ảnh trong bài: Tên lửa Kalibr-NK và Kh-101 của Nga. (Tuấn Vũ)

Nguồn Đất Việt: http://baodatviet.vn/anh-nong/truong-hop-xay-ra-xung-dot-nga-my-o-syria-3365691/