Trường chuyên là cần thiết trong bối cảnh đổi mới giáo dục

Từng là cựu học sinh chuyên Toán và giảng dạy trong trường chuyên 7 năm, TS Nguyễn Đức Huy, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Giáo dục, ĐHQG Hà Nội cho rằng: Trường chuyên là cần thiết trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay.

Ảnh minh họa/internet

Ảnh minh họa/internet

Khẳngđịnh của TS Nguyễn Đức Huy: việc thành lập các lớp Toán đặc biệt, các khôíchuyên toán ở các trường ĐH, sau đó là các trường chuyên (lúc đầu chỉ là Toán,Văn, sau đó là các chuyên khác) là một thành công, là điểm sáng của ngành Giáodục. Chất lượng đào tạo của các trường chuyên được khẳng định.

Các cựu học sinhchuyên đều có vị trí, có đóng góp cho xã hội, hội nhập được trong môi trường quốctế. Trường chuyên đồng thời là môi trường tốt để bồi dưỡng và phát triển tàinăng, phù hợp dạy học cá nhân hóa, phân hóa đối với học sinh THPT.

Thâỳvà trò trường chuyên đều được nâng cao chất lượng trong quá trình dạy và học,thúc đẩy mặt bằng chung của đội ngũ giáo viên, học sinh. Việc chú trọng tiếng Anhtrong các trường chuyên, tham gia các kỳ thi quốc tế giúp hệ thống này hội nhập,đạt trình độ phổ thông quốc tế.

- Trong những nội dung chia sẻ ở trên, theo ông, đâulà đóng góp đáng kể nhất của trường chuyên?

Theotôi, đóng góp đáng kể nhất của các trường chuyên là cung cấp nguồn nhân lực chấtlượng cao cho đất nước, nhất là đội ngũ cán bộ khoa học. Nhiều cựu học sinh trườngchuyên không chỉ thành công ở Việt Nam, giữ nhiều vị trí quan trọng của đất nước,mà còn thành công ở các nước phát triển trên thế giới. Cáctrường chuyên cũng mang về rất nhiều giải cao trong các cuộc thi khu vực, quốctế, là cảm hứng để thế hệ trẻ Việt Nam vươn lên trong học tập, nghiên cưúkhoa học.

Thâỳvà trò trường chuyên được làm việc trong môi trường cạnh tranh, đặc biệt sựtham gia các chuyên gia, các giáo sư đại học cho đào tạo chuyên giúp nâng caotrình độ của cả thầy và trò. Qua các kỳ thi, sự tiếp diễn trong quá trình dạy họcgóp phần quan trọng nâng cao mặt bằng chung về các môn học trong chương trìnhphổ thông.

Trường chuyên cũng đóng góp một mô hình nhà trường cho Việt Nam; và môhình này cần tiếp tục đổi mới, thích ứng sự phát triển của kinh tế, xã hội,khoa học kỹ thuật.

TS Nguyễn Đức Huy

- Cụ thể là cần đổi mới thế nào, thưa ông?

Trongthời gian qua, các trường chuyên luôn được quan tâm, chất lượng đào tạo được khẳngđịnh, thành tích thi quốc tế ổn định với nhiều giải cao, bên cạnh đó các trườngchuyên cũng đã đổi mới nhiều trong hoạt động dạy học, có thêm những hoạt độngtrong nhà trường như hoạt động thể chất, nghệ thuật, khoa học… qua nhiều hìnhthức khác nhau, tuy nhiên cần tiếp tục đổi mới thích ứng hơn nữa.

Cụthể, trước hết cần đổi mới phương pháp và công nghệ dạy học chứ không chỉ kiếnthức chuyên môn. Đôi khi, các thầy cô trường chuyên giỏi chuyên môn nhưng chưachú trọng lắm đến phương pháp, công nghệ dạy học.

Thứ2, các trường chuyên đã chú ý đến giáo dục toàn diện, có các hoạt động câu lạcbộ, các hoạt động trải nghiệm… Trường chuyên trước hết là trường phổ thông,nên phải thực hiện đầy đủ, không hình thức, cắt xén yêu cầu giáo dục phổ thôngtheo quy định của Bộ GD&ĐT. Điều này đặt ra mỗi trường chuyên cần phát triểnchương trình của Nhà trường đáp ứng yêu cầu chương trình phổ thông đồng thời thựchiện nhiệm phát hiện, bồi dưỡng, ươm mầm các tài năng.

Thứ3, thực hiện đổi mới thi đầu vào theo đánh giá năng lực. Các chuyên gia Trường ĐH Giáo dục (ĐHQG Hà Nội)đã xây dựng công cụ đánh giá chỉ số thông minh IQ, cảm xúc EQ, vượt khó AQ đểtuyển sinh cho một số trường chuyên từ năm 2013. Đây là hướng hay để tuyển chọnđầu vào cho các trường chuyên cần phát triển nhằm phát hiện học sinh có năng lựcnhững môn hay lĩnh vực cụ thể và tránh được việc luyện thi để vào trường chuyênở THCS.

Thứ4, có thể tập trung một số "nhóm môn" chứ không chuyên biệt. Ví dụ:chuyên Toán-Lý, chuyên khoa học tự nhiên, chuyên khoa học xã hội, hay lớp học địnhhướng kiểu STEM; chú trọng Toán, Khoa học, Tiếng Anh (Trường THPT Khoa học giáodục, thuộc Trường ĐH Giáo dục đang triển khai theo hướng này).

- Nói riêng về việc đầu tư cho trường chuyên, theo ônghiện chúng ta đã đầu tư hợp lý cho trường chuyên hay chưa?

Đâùtư có trọng điểm là cần thiết. Đầu tư cho trường chuyên nhiều hơn so với cáctrường phổ thông đại trà là do mô hình, yêu cầu của chương trình; các hoạt độngthí nghiệm, thực nghiệm; bồi dưỡng, trả lương giáo viên chuyên cao hơn giáoviên bình thường do công sức bỏ ra nhiều hơn so với các mô hình khác… là phù hợp.Với hiệu quả trường chuyên mang lại, thì mức đầu tư như vậy vẫn chưa được coilà nhiều.

Tôicho rằng, đầu tư cho trường chuyên, ngoài cơ sở vật chất, phòng thí nghiệm, nênđầu tư trực tiếp cho học sinh ở những vùng khó khăn, như chính sách với họcsinh nội trú, chính sách học bổng và học phí hợp lý giảm chi phí đầu tư công củanhà nước. Ngoài ra, việc đầu tư cần đúng vào hoạt động của trường chuyên. Ví dụ,học phí hệ cận chuyên phải cao hơn nữa, để đáp ứng chi phí đào tạo và các hoạtđộng khác ngoài (lương giáo viên, khấu hao vật tư, cơ sở vật chất…).

- Ông nghĩ sao với ý kiến cho rằng nên tư nhân hóa trườngchuyên?

Mộtmô hình đang tốt thì cần đổi mới để phát triển chứ không phải thay đổi kiểu tưnhân hóa; nhất là mô hình trường chuyên đã được đưa vào Luật Giáo dục. Chưa kể,không thể định giá trường chuyên, nhất là những tài sản vô hình.

Vấnđề cần bàn là làm thế nào để trường chuyên đáp ứng yêu cầu: "trường chuyênđược thành lập ở cấp trung học phổ thông dành cho học sinh đạt kết quả xuất sắctrong học tập nhằm phát triển năng khiếu về một số môn học trên cơ sở bảo đảmgiáo dục phổ thông toàn diện, tạo nguồn đào tạo nhân tài, đáp ứng yêu cầu phát triểncủa đất nước" đã ghi trong Luật Giáo dục 2019, tạo công bằng cho học sinh có năng lực đáp ứng đều được học tậpbình đẳng.

- Xin cảm ơn ông!

Nguồn GD&TĐ: http://giaoducthoidai.vn/truong-chuyen-la-can-thiet-trong-boi-canh-doi-moi-giao-duc-20200701200538954.html