Trước khi trẻ đi học, cha mẹ nhất định phải dạy con không bắt nạt bạn

Những đứa trẻ dễ thương trong mắt cha mẹ có thể trở thành 'cơn ác mộng' với bạn học. Do đó, phụ huynh phải dạy con không bắt nạt người khác hay thờ ơ trước bạo lực học đường.

Ở trường, trẻ chắc chắn sẽ trải qua cả những khoảnh khắc vui sướng lẫn khó chịu. Vì thế, cha mẹ nên giải thích để con hiểu rằng sức khỏe thể chất và tinh thần quan trọng hơn kiến thức. Nếu cảm thấy mệt, con có thể nói lại với giáo viên hoặc cha mẹ. Ảnh: Momspresso.

Ở trường, trẻ chắc chắn sẽ trải qua cả những khoảnh khắc vui sướng lẫn khó chịu. Vì thế, cha mẹ nên giải thích để con hiểu rằng sức khỏe thể chất và tinh thần quan trọng hơn kiến thức. Nếu cảm thấy mệt, con có thể nói lại với giáo viên hoặc cha mẹ. Ảnh: Momspresso.

Dạy trẻ tự bảo vệ mình rất quan trọng nhưng việc răn đe không bắt nạt bạn học cũng cần thiết không kém. Ngoài ra, người lớn nên khuyến khích các bé bảo vệ bạn học yếu thế. Đây là cách để con trở thành người dũng cảm, bao dung. Ảnh: Parenting.

Việc cha mẹ thường xuyên so sánh con với bạn học khiến chúng trở nên tự ti và hình thành tâm lý thích ganh đua. Trong khi đó, ý nghĩa của việc đến trường là theo đuổi kiến thức, không phải chạy theo điểm số. Ảnh: Mommyish.

Trước khi trẻ đi học, phụ huynh nên giải thích để chúng hiểu kiến thức mới là thứ quan trọng. Con không bị phạt vì bị điểm thấp, nhưng bố mẹ rất vui nếu các bé đạt điểm cao nhờ thực sự hiểu bài. Ảnh: iStock.

Ở trường, học sinh có thể nhờ giáo viên giúp đỡ khi gặp khó khăn. Bố mẹ cũng luôn sẵn sàng giúp con. Ảnh: Parents Magazine.

Với học sinh, thi cử chắc chắn là việc khá quan trọng. Vì thế, để con đến trường vui vẻ, người lớn nên nói với chúng rằng lo lắng là điều không tránh khỏi nhưng trường học không phải cả cuộc đời. Đó chỉ là một phần nhỏ, đừng để kết quả thi cử làm chúng ta buồn lòng, thất vọng. Ảnh: iStock.

Trẻ thường coi giáo viên là chuẩn mực và dễ phản ứng mạnh khi thầy cô làm sai. Do đó, phụ huynh nhất định phải nói với "thiên thần nhỏ" rằng thầy cô cũng là con người, có thể đau ốm, mệt mỏi, phạm sai lầm. Học sinh hãy tôn trọng công việc của giáo viên và bao dung khi họ mắc lỗi. Ảnh: Sunday Times Driving.

Nếu không phạm lỗi, không ai có quyền trừng phạt con. Học sinh có thể chơi game vào giờ giải lao nếu nó không làm mất tập trung khi vào học. Con được quyền xin ra khỏi lớp khi muốn đi vệ sinh và có thể từ chối ăn trưa nếu không muốn. Ảnh: Today's Parent.

Khi trẻ phạm lỗi, giáo viên có quyền phạt nhưng không ai được phép gây tổn thương thân thể, làm nhục hay lấy làm trò đùa. Từ khi "bé yêu" chưa bước vào cổng trường, cha mẹ cần dạy điều này và đừng quên nhắc trẻ báo với người lớn nếu những chuyện sai trái xảy ra. Ảnh: Steemit.

Phụ huynh cũng cần hướng dẫn cách giao tiếp với bạn học, tự giải quyết vấn đề nếu bị bạn bè làm tổn thương. Nếu không hiệu quả, con nên báo lại thầy cô, cha mẹ. Ảnh: Understood.

Việc học là khởi đầu của quá trình phấn đấu. Do đó, cha mẹ cần thiết rèn trẻ biết nỗ lực hết sức. Các môn học luôn có ích. Ngoài ra, học sinh cũng cần được dạy cách biết tư duy. Ảnh: Parent Toolkit.

Trước khi con đi học, phụ huynh cũng cần dạy tính kỷ luật. Các quy tắc được tạo ra để cuộc sống dễ dàng hơn, không nên cảm thấy bị chúng bó buộc. Việc tuân thủ các nhiệm vụ như làm bài tập về nhà, lắng nghe giáo viên, chuẩn bị bài đầy đủ sẽ giúp mỗi ngày đến trường là một ngày vui. Ảnh: Educenter.

Một điều quan trọng phụ huynh nên nhắc trẻ trước khi đến trường là có thể học kiến thức ở nhiều nơi bên ngoài lớp học. Nếu muốn tìm hiểu thêm những thứ thầy cô không dạy, đừng ngại, cứ nói với cha mẹ để được hỗ trợ. Ảnh: iStock.

Theo Tri thức trực tuyến

Nguồn GĐ&XH: http://giadinh.net.vn/giao-duc/truoc-khi-tre-di-hoc-cha-me-nhat-dinh-phai-day-con-khong-bat-nat-ban-20190403153316503.htm