Trước khi có giấy, con người viết trên chất liệu gì?

Trong suốt hàng ngàn năm lịch sử, con người đã viết trên những thứ không phải là giấy. Đó là những chất liệu gì?

 Giấy được coi là một trong những phát minh vĩ đại nhất trong lịch sử vì đã tạo nên một cuộc cách mạng trong việc thể hiện chữ viết của nhân loại. Vậy trước khi có giấy, con người viết trên chất liệu gì?

Giấy được coi là một trong những phát minh vĩ đại nhất trong lịch sử vì đã tạo nên một cuộc cách mạng trong việc thể hiện chữ viết của nhân loại. Vậy trước khi có giấy, con người viết trên chất liệu gì?

Theo các nhà sử học, vách các hang động là nơi đầu tiên con người thể hiện ý tưởng bằng nét vẽ. Phải đến nền văn minh Lưỡng Hà, thứ tương tự giấy mới xuất hiện. Đó là những tấm bảng đất sét được người Sumer dùng để khắc những văn tự hình nêm, bắt đầu từ khoảng năm 3.300 năm TCN.

Khoảng năm 3.000, người Ai Cập cổ đã viết trên nhiều chất chất liệu khác nhau như da, giấy da, gỗ, vỏ cây, giấy cói. Trong đó giấy cói có thể được coi là một hình thức sơ khai của giấy.

Chứng tích còn được lưu lại cho thấy, giấy cói Ai Cập được làm bằng cây papyrus, một loài cây trong họ cói gần giống cây thủy trúc. Các thân cây papyrus được đan vào nhau ép thành tấm mỏng.

Từ Ai Cập, giấy papyrus được truyền bá vào các quốc gia châu Âu, và tên gọi loại giấy này chính là nguồn gốc từ "paper", tức "giấy" theo tiếng Anh ngày nay.

Ở La Mã, bên cạnh giấy cói, người ta dùng cả bảng bằng sáp và khắc chữ bằng cây nhọn. Ở Ấn Độ, các thẻ làm từ lá cây cọ/thốt nốt được xâu lại như một cuốn sổ viết. Người Trung Hoa thì viết trên nhiều chất liệu khác nhau như phiến đất sét, thẻ tre, tơ lụa...

Phải đến năm 105 SCN, giấy thực sự mới được phát minh ở Trung Hoa. Ông tổ của giấy được sử sách ghi lại là Thái Luân. Giấy của ông được làm từ vỏ, sợi thân cây gai dầu cũng như vải và lưới đánh cá... đã thể hiện sự ưu việt, trở nên thông dụng trong cả nước.

Cùng với sự thịnh vượng của con đường tơ lụa, kỹ nghệ sản xuất giấy đã được truyền bá sang Triều Tiên và Việt Nam từ thế kỷ 3, Nhật Bản vào thế kỷ 4, Nam Á khoảng cuối thế kỷ 7, Ả Rập thế kỷ 8, châu Âu thế kỷ 12. Từ thời điểm này, giấy đã được phổ cập trên toàn cầu...

Mời quý độc giả xem video: Giải mã thông điệp ý nghĩa trống đồng Đông Sơn. Nguồn: Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội.

T.B (tổng hợp)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/giai-ma/truoc-khi-co-giay-con-nguoi-viet-tren-chat-lieu-gi-1491049.html