Trung Quốc vật lộn trong việc ra mắt đồng Nhân dân tệ kỹ thuật số

Những ứng dụng thanh toán điện tử như Alipay, WeChatPay đang làm mờ đi sự hấp dẫn của đồng Nhân dân tệ kỹ thuật số.

Sau 8 năm sau kể từ khi Trung Quốc bắt đầu bắt tay vào việc phát triển đồng Nhân dân tệ kỹ thuật số, chương trình thí điểm của ngân hàng trung ương đã được mở rộng tới 23 thành phố và gần 1/5 dân số.

Cho đến giữa tháng 7 năm nay, tổng số tiền giao dịch bằng đồng Nhân dân tệ điện tử đã lên tới 264 triệu. Thêm vào đó, đã có hơn 4,5 triệu cửa hàng tại đất nước tỷ dân này đăng ký dịch vụ này. Theo ngân hàng Nhân dân Trung Quốc, tiền kỹ thuật số đóng vai trò tích cực trong việc thúc đẩy tiêu dùng, thúc đẩy nhu cầu trong nước và ổn định tăng trưởng kinh tế.

Thế nhưng, việc ra mắt của loại tiền này vẫn rất khó nắm bắt bởi người dân đã quá quen với các ví thanh toán điện tử như Alipay, WeChatPay và cảm thấy không có lý do gì để họ phải từ bỏ các ứng dụng quen thuộc của mình.

Lin, chủ một công ty chế biến thực phẩm ở Phúc Châu, Trung Quốc cho biết: “Tôi đã có thể thanh toán bằng đồng Nhân dân tệ kỹ thuật số tại hàng ăn ở gần nhà. Nó không khác gì thanh toán di động."

Trong một cuộc họp vào tháng 3, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc đã tăng gấp đôi số thành phố tham gia vào chương trình thí điểm của mình, cho phép người dân mua sắm và sử dụng phương tiện công cộng bằng đồng Nhân dân tệ điện tử. Phúc Châu cùng với Thiên Tân, Trùng Khánh và Hàng Châu là những thành phố nằm trong khu vực được bổ sung.

Đồng Nhân dân tệ kỹ thuật số. Nguồn: Nikkei

Đồng Nhân dân tệ kỹ thuật số. Nguồn: Nikkei

Một nhóm nhân sự của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc đã nghiên cứu tiền kỹ thuật số của ngân hàng trung ương vào năm 2014 và bắt đầu thí điểm vào tháng 10/2020 tại Thâm Quyến. Tính đến cuối năm ngoái, 216 triệu người, tương đương khoảng 20% dân số Trung Quốc, đã tạo ví điện tử trên ứng dụng của ngân hàng trung ương.

Một nguồn tin trong Ngân hàng trung ương Trung Quốc cho biết: “Những thách thức như chậm trễ trong việc xử lý thông tin thanh toán đã được giải quyết”.

Vậy nhưng vẫn chưa có mốc thời gian rõ ràng về thời điểm ra mắt đầy đủ, dù đã từng có dự đoán là sau Thế vận hội Mùa đông Bắc Kinh vào tháng Hai.

Đồng Nhân dân tệ kỹ thuật số đã phải vật lộn để tìm được đà phát triển, một phần do người dùng nhận thấy rất ít sự khác biệt so với các ứng dụng thanh toán di động sẵn có. Theo một ước tính, Trung Quốc hiện đang có một vấn đề lớn về hóa đơn giả, và khoảng 80% tất cả các giao dịch mua bán lẻ ở hiện được thực hiện thông qua WeChatPay và Alipay.

Đồng Nhân dân tệ kỹ thuật số lại có một số lợi thế so với các ứng dụng trên. Các nhà bán lẻ không phải trả phí khi thanh toán bằng đồng Nhân dân tệ điện tử. Các giao dịch có thể được thực hiện mà không cần kết nối internet và điều này có thể hữu ích khi xảy ra thiên tai.

Vậy nhưng, những lợi ích đó vẫn chưa đủ để thuyết phục công chúng từ bỏ các ứng dụng thông thường của họ. Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc cho biết vẫn cần tiếp tục phát triển thêm về sự tiện lợi của đồng Nhân dân tệ này.

Đồng Nhân dân tệ kỹ thuật số được coi là một công cụ quan trọng trong của Trung Quốc trong cuộc cạnh tranh với Trung Quốc. Toàn cầu hóa tiền tệ, bao gồm nới lỏng các hạn chế và khuyến khích thanh toán bằng đồng tiền này, được coi là vô cùng quan trọng đối với an ninh kinh tế của Trung Quốc.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình muốn đảm bảo sự ổn định kinh tế - xã hội trước Đại hội Đảng vào mùa thu này và dự kiến sẽ không ra mắt đồng tiền này trước Đại hội.

"Trung Quốc đang đi trước các nền kinh tế lớn khác, vì vậy không cần phải vội vàng", một nguồn tin chính phủ Trung Quốc cho hay.

Một số nền kinh tế mới nổi đã chính thức phát hành tiền kỹ thuật số, trong khi Ngân hàng Nhật Bản đã bắt đầu việc thử nghiệm.

Giáo sư Masashi Nakajima, một chuyên gia trong lĩnh vực này tại Đại học Reitaku, tỉnh Chiba, Nhật Bản, nói rằng: “Điều này có thể trở thành hiện thực trong 10 năm nữa không phải là điều quá xa với”.

Ngân hàng Nhật Bản bắt đầu tìm hiểu về đồng tiền điện tử của ngân hàng trung ương vào năm 2020. Vào tháng 3/2022 đã kết thúc giai đoạn đầu tiên của cuộc thăm dò, trong đó gồm các nghiên cứu về chức năng cơ bản như phát hành và chuyển tiền. Giai đoạn thứ hai đang diễn ra sẽ kiểm tra giới hạn quyền sở hữu, tần suất giao dịch và lượng tiền giao dịch. Tuy nhiên, vẫn chưa có thông báo nào về sự phát hành của đồng Yên kỹ thuật số.

Các chi phí liên quan đến việc in tiền giấy và đúc tiền xu sẽ bị loại bỏ. Đồng tiền kỹ thuật số chính thức sẽ để lại dấu vết trên giấy tờ giúp việc truy bắt tội phạm trở nên dễ dàng hơn. Vậy nhưng điều này lại làm nảy sinh lo ngại về quyền riêng tư.

Campuchia và Bahamas đã hoàn thành cuộc thử nghiệm vào năm 2020 và chính thức sử dụng đồng tiền kỹ thuật số. Liên minh châu Âu đã sẵn sàng tung ra đồng Euro điện tử vào năm 2026. Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ đang lấy ý kiến công chúng về vấn đề này trong năm nay.

Huyền Anh (theo Nikkei, Beincrypto)

Nguồn Người Đưa Tin: https://nguoiduatin.vn/trung-quoc-vat-lon-trong-viec-ra-mat-dong-nhan-dan-te-ky-thuat-so-a560995.html