Trung Quốc và chiến lược 'ngoại giao khẩu trang' ở mỹ latinh

Vào thời điểm các siêu cường quốc tranh giành quyền lãnh đạo dự án, Bắc Kinh đã nhận được sự khen ngợi công khai từ các chính phủ trên khắp Châu Mỹ Latinh vì thiện chí y tế và nỗ lực thiết lập quan hệ mạnh mẽ hơn trong khu vực. Nhưng động thái này như 'con dao hai lưỡi'.

Vào thời điểm các siêu cường quốc tranh giành quyền lãnh đạo dự án, Bắc Kinh đã nhận được sự khen ngợi công khai từ các chính phủ trên khắp Châu Mỹ Latinh vì thiện chí y tế và nỗ lực thiết lập quan hệ mạnh mẽ hơn trong khu vực. Nhưng động thái này như “con dao hai lưỡi”.

Các quốc gia Mỹ Latinh đang nhận những hỗ trợ y tế từ Bắc Kinh trong cuộc chiến chống Covid-19. Ảnh: Shutterstock

Các quốc gia Mỹ Latinh đang nhận những hỗ trợ y tế từ Bắc Kinh trong cuộc chiến chống Covid-19. Ảnh: Shutterstock

“Cảm ơn Trung Quốc”

Từ Honduras đến Argentina, các quốc gia Mỹ Latinh đang nhận những hỗ trợ y tế từ Bắc Kinh trong cuộc chiến chống Covid-19. Những chiếc máy bay mang theo thiết bị bảo hộ cá nhân, gel vệ sinh và máy thở của Trung Quốc đang hạ cánh tại các sân bay trong khu vực.

Đầu tháng 4, một máy bay của Aeroméxico đã trở về nước từ Thượng Hải với 800.000 khẩu trang N95 và 1 triệu găng tay. Đây là chuyến hàng đầu tiên trong số 20 chuyến hàng được đưa đến Mexico theo kế hoạch. Vào giữa tháng 4, hãng hàng không quốc gia Argentine, đã bay tới Trung Quốc để mang về 13 tấn thiết bị y tế. Đội ngũ chuyên gia y tế Trung Quốc cũng đang cung cấp kiến thức và tư vấn cho các nguyên thủ quốc gia, các bộ trưởng y tế và các nhà quản lý bệnh viện của các nước Mỹ Latinh.

Được chính phủ khuyến khích, các Cty tư nhân Trung Quốc cũng đang nỗ lực “giải cứu” khu vực. Jack Ma, Chủ tịch Tập đoàn Alibaba và là một trong những người giàu nhất Trung Quốc, đã quyên tặng 2 triệu khẩu trang, 400.000 bộ dụng cụ xét nghiệm và 104 máy thở cho 24 quốc gia Mỹ Latinh. Các Cty Trung Quốc như COFCO, China Communications Construction và Ngân hàng Trung Quốc cũng đã cam kết quyên góp cho khu vực. Người khổng lồ công nghệ Trung Quốc Huawei đang phối hợp với các quốc gia như Guatemala trong việc phát hiện các ca nhiễm bệnh bằng cách phân tích hình ảnh y tế bằng trí tuệ nhân tạo.

Những động thái này ngay lập tức có hiệu quả, giúp tăng uy tín của Bắc Kinh trong khu vực. Tổng thống và Ngoại trưởng các nước Mỹ Latinh đã công khai cảm ơn Trung Quốc, đặt tên Trung Quốc cho các bệnh của nước mình. Việc chính quyền Mỹ tấn công vào các cơ quan y tế quốc tế như Tổ chức Y tế Thế giới và Tổ chức Y tế Pan American, sau đó cắt giảm ngân sách và giảm tài trợ dự án, đã giúp Trung Quốc rộng cửa tăng cường tham gia vào các tổ chức này.

Ngoại giao kinh tế

Trung Quốc cũng đề xuất các gói giải cứu tài chính trong đại dịch tại thời điểm Mỹ cắt giảm hỗ trợ song phương và đa phương. Cho đến nay, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ đã cung cấp các thỏa thuận thanh khoản tạm thời bằng đồng USD cho các ngân hàng trung ương của Brazil và Mexico trong khu vực Mỹ Latinh.

Với tư cách là cổ đông lớn nhất của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Mỹ đã công khai từ chối yêu cầu viện trợ của Venezuela do đại dịch. Các nhà đầu tư Mỹ cũng đang rút khỏi Mỹ Latinh, với số vốn nước ngoài được rút khỏi các quốc gia đang phát triển đạt tỷ lệ cao nhất trong lịch sử hiện đại của thị trường tài chính. Trung Quốc đã chứng tỏ mình khôn ngoan trong việc lấp đầy những khoảng trống mà Mỹ bỏ lại. Ví dụ, Argentine và Ecuador là hai trong số những “con nợ” lớn nhất của Trung Quốc trong khu vực đồng thời phải chật vật tìm cách để trả các khoản vay trước đây từ IMF trong bối cảnh đại dịch Covid-19 đang lan rộng. Giúp đỡ Quito và Buenos Aires trả nợ có thể là động thái tiếp theo của Bắc Kinh.

Bị tổn thương khi quá phụ thuộc

Các nhà phân tích lo lắng về việc Trung Quốc mở rộng “dấu chân” ở Châu Mỹ, bởi Covid-19 có thể gây ra hậu quả không mong muốn. Đại dịch cũng che giấu mối nguy hiểm của chuỗi cung ứng trong khu vực khi quá phụ thuộc vào Trung Quốc.

Trong thập kỷ qua, Trung Quốc đã trở thành đối tác thương mại lớn thứ hai trong khu vực, và là thị trường xuất khẩu hàng đầu của Brazil, Peru, Uruguay và Chile. Việc Trung Quốc tiêu thụ nhiều hàng hóa của Mỹ Latinh giúp mang lại nhiều lợi ích cho khu vực, nhưng sự sụt giảm nhu cầu của Trung Quốc do dịch Covid-19 khiến các nước này “đau đớn”. Trung Quốc nhập khẩu các mặt hàng thực phẩm Chile đã giảm 50% -60% kể từ khi dịch bệnh bùng phát. Triển vọng ngắn hạn cũng vô cùng ảm đạm: GDP của Trung Quốc giảm 6,8% trong quý đầu tiên của năm 2020, khiến nhu cầu tiêu thụ của Bắc Kinh không thể gia tăng một sớm một chiều.

Sự phụ thuộc quá mức vào nguồn cung của Trung Quốc cũng là một vấn đề lớn đối với các Cty có chuỗi cung ứng tại Trung Quốc. Ngay cả trước đại dịch Covid-19, các Cty Mỹ, Nhật Bản và Châu Âu đã chuyển sản xuất khỏi Trung Quốc, do chi phí tăng và tác động của cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung. Nhưng hiện giờ, các Cty này chắc chắn phải đẩy nhanh quá trình chuyển khỏi Trung Quốc khi các sản phẩm y tế quan trọng và thiết bị công nghệ chính từ Trung Quốc trở nên khan hiếm.

Một bức tranh khác

Mỹ đang tìm cách giảm sự phụ thuộc vào chuỗi cung ứng của Trung Quốc. Châu Mỹ Latinh và vùng Caribbean có thể được hưởng lợi từ những cơ hội này. Đa số các Cty tham gia vào cuộc điều tra về xu hướng và thương mại quốc tế của Foley&Lardner LLP 2020 tại Mexico cho biết họ có ý định chuyển doanh nghiệp sang Mexico từ các quốc gia khác. Hồi tháng 4, Đại sứ Colombia tại Mỹ lưu ý rằng Colombia và các quốc gia Mỹ Latinh khác sẽ được hưởng lợi khi các Cty Mỹ tìm cách giảm các lỗ hổng trong chuỗi cung ứng của họ.

Khi Tổng thống Donald Trump và Chủ tịch Tập Cận Bình tiếp tục “trò chơi đổ lỗi” cho nhau về nguồn gốc gây ra đại dịch, Trung Quốc chắc chắn sẽ tìm cách củng cố vị thế ở Mỹ Latinh và Caribbean. Trung Quốc đã ồ ạt mở rộng sự hiện diện và ảnh hưởng trong khu vực, với 19 quốc gia đã ký kết với Bắc Kinh về Sáng kiến Vành đai và Con đường từ năm 2013, cũng như triển khai 41 chương trình của Học viện Khổng Tử trên khắp các quốc gia Mỹ Latinh và Caribbean trong 15 năm qua.

Tuy nhiên, bức tranh toàn cảnh Covid-19 không giống như cuộc suy thoái năm 2008, khi Trung Quốc bước chân vào khu vực để lấp đầy khoảng trống của việc rút lui đầu tư của Mỹ. Thay vào đó, các chính phủ và doanh nghiệp ở Châu Mỹ đã phát hiện ra những nhược điểm của việc phụ thuộc quá mức vào Trung Quốc. Khi các nền kinh tế khu vực phải đối mặt với cơn bão tài chính, chúng ta hãy chờ đợi cơ hội mới để tái cấu trúc hệ sinh thái thương mại và tài chính của khu vực, vì lợi ích của Mỹ, Mỹ Latinh và Caribbean.

AN BÌNH

>> Tổng thống Trump dọa cắt đứt quan hệ với Trung Quốc

>> Trung Quốc - Australia đang hướng đến chiến tranh thương mại?

>> Ông Trump bác khả năng đàm phán lại với Trung Quốc

Nguồn CAĐN: http://cadn.com.vn/news/91_224921_trung-quoc-va-chien-luoc-ngoai-giao-khau-trang-o-my-latinh.aspx