Trung Quốc tìm ra kỹ thuật 'ma cà rồng' khiến sinh vật sống trẻ lại?

Các nhà nghiên cứu tại Viện Khoa học Trung Quốc đã sử dụng kỹ thuật 'ma cà rồng' giúp những con chuột già sống lâu hơn, đây có thể là chìa khóa cho sự trẻ hóa.

Nghiên cứu mới, do các nhà nghiên cứu từ Viện Khoa học Trung Quốc thực hiện đã phát hiện ra bí quyết "ma cà rồng", đó là việc tiếp xúc với máu của chuột già có thể đẩy nhanh quá trình lão hóa của các cơ quan và các loại tế bào ở chuột còn trẻ.

Nghiên cứu mới, do các nhà nghiên cứu từ Viện Khoa học Trung Quốc thực hiện đã phát hiện ra bí quyết "ma cà rồng", đó là việc tiếp xúc với máu của chuột già có thể đẩy nhanh quá trình lão hóa của các cơ quan và các loại tế bào ở chuột còn trẻ.

Ngược lại, việc tiêm máu trẻ vào chuột già có thể “trẻ hóa” các tế bào gốc trưởng thành của chúng và các tế bào Soma xung quanh. Nhóm nghiên cứu xác định rằng tế bào gốc tạo máu và tế bào (HSPC) là một trong những loại tế bào nhạy cảm nhất với máu của chuột còn trẻ.

"Đa số nghiên cứu liên quan trước đây chỉ mứng minh được hiện tượng trẻ hóa mà chưa hé lộ đủ về những cơ chế thiết yếu", Ma Shuai, tác giả chính của nghiên cứu, chuyên gia tại Viện Động vật học và Viện Di truyền học Bắc Kinh thuộc CAS cho biết.

Theo Ma, nghiên cứu mới nhằm tìm ra bằng chứng khoa học và trả lời câu hỏi làm thế nào máu trẻ kích hoạt phản ứng trong các tế bào già.

Trước đó, các nhà khoa học đã thể hiện sự quan tâm đến các đặc tính chống lão hóa của máu trẻ ít nhất từ cuối những năm 1950, khi nghiên cứu đầu tiên về vấn đề này được công bố và cho thấy sự quan tâm ngày càng tăng kể từ đầu những năm 2000.

Để tìm hiểu quá trình lão hóa, các nhà khoa học đã phát triển một kỹ thuật gọi là Heterochronic parabiosis, trong đó một con chuột trẻ và một con chuột già cùng chia sẻ một hệ tuần hoàn để các nhà nghiên cứu có thể đánh giá cách phản ứng của các mô và cơ quan ở cấp độ toàn thân.

Năm 2005, các nhà khoa học tại Đại học Stanford (Mỹ) đã tìm thấy dấu hiệu trẻ hóa ở cơ và gan của những con chuột già sau khi chúng được tiêm máu trẻ trong một tháng.

Trong nghiên cứu mới, nhóm chuyên gia Trung Quốc đã phân lập và so sánh hơn 164.000 tế bào đơn lẻ ở 7 cơ quan trong 5 năm để xác định cơ chế khiến kỹ thuật Heterochronic parabiosis ảnh hưởng đến quá trình lão hóa và trẻ hóa.

Họ cho biết, tác dụng trẻ hóa ở chuột già bắt nguồn từ sự hoạt hóa các tế bào HSPC già thay vì từ sự di chuyển của các HSPC trẻ vào tủy xương.

Nghiên cứu mới nhất của các nhà khoa học Trung Quốc được thực hiện trên chuột sống, nhưng nhiều nhà khoa học và doanh nhân kỳ vọng đây sẽ là bước khởi đầu tiềm năng cho quá trình trẻ hóa ở người.

Ambrosia, một công ty khởi nghiệp có trụ sở tại Mỹ, từng đề nghị thực hiện truyền cho bệnh nhân huyết tương người từ những người hiến tặng trẻ tuổi với 1,5 lít/lần và được truyền trong 2 ngày nhưng vấp phải phản đối của Cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA).

Mời các bạn xem video: Elon Musk ra mắt thiết bị đọc được suy nghĩ con người. Nguồn: VTV

Thùy Dung (T.H)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/trung-quoc-tim-ra-ky-thuat-ma-ca-rong-khien-sinh-vat-song-tre-lai-1708208.html