Trung Quốc tìm được thiên địch của sâu keo hại ngô

Trái với khẳng định của Bộ nông nghiệp Mỹ rằng ở Trung Quốc hình như không có thiên địch của loài sâu keo hại ngô (Spodoptera frugiperda) tàn phá một số loài cây trồng, gây thiệt hại lớn nhất cho ngô và mía và sinh nổi nảy nở cực nhanh, các nhà khoa học Trung Quốc đã phát hiện loài bọ xít săn mồi Arma chinensis thuộc họ Pentatomidae có khả năng giết chết sâu bướm của sâu keo hại ngô.

Loài bọ xít Arma chinensis thuộc họ Pentatomidae có khả năng giết chết sâu bướm của sâu keo hại ngô - Ảnh: D.K.Park

Loài bọ xít Arma chinensis thuộc họ Pentatomidae có khả năng giết chết sâu bướm của sâu keo hại ngô - Ảnh: D.K.Park

Theo Nature, các thử nghiệm thực địa tại tỉnh Vân Nam của các nhà khoa học thuộc Viện bảo vệ thực vật Trung Quốc mở ra hy vọng rằng cuối cùng họ đã tìm được kẻ thù tự nhiên của một loài sâu hại nông nghiệp nguy hiểm: sâu keo mùa thu hay sâu keo hại ngô.

Sâu keo hại ngô (Spodoptera frugiperda) hủy hoại một số loài cây trồng, nhưng nó gây thiệt hại lớn nhất cho ngô và mía. Loài sâu này có nguồn gốc từ Trung và Nam Mỹ, nhưng trong những thập niên gần đây đã lan rộng khắp thế giới, gây ra cái chết của một số lượng lớn thực vật trên các cánh đồng ở một số quốc gia ở châu Phi và Nam Á. Có vụ sản lượng ngô thất thu tới 50%. Tổng thiệt hại cho nền kinh tế của 12 quốc gia châu Phi, những nước sản xuất ngô chính trên lục địa này, là từ 1 đến 4 tỉ USD một năm.

Vào tháng 1.2019, sâu hại lá ngô được phát hiện lần đầu tiên ở Trung Quốc và kể từ đó đã lan rộng ra cả nước. Dự kiến , cuối tháng 6 này, nó sẽ xâm nhập vào đồng bằng Bắc Trung Quốc, nơi chiếm 30% diện tích ngô được trồng ở Trung Quốc. Vào tháng 7, theo dự báo, sâu bệnh hại ngô sẽ vượt qua biên giới của Hàn Quốc và Nhật Bản.

Một báo cáo của Bộ nông nghiệp Mỹ về sự lây lan của sâu bướm lá ngô ở Trung Quốc vào tháng 5 tuyên bố rằng loài côn trùng ở đây không có thiên địch. Tuy nhiên, việc tìm kiếm chuyên sâu của các chuyên gia Trung Quốc dường như đã bác bỏ tuyên bố này. Nghiên cứu xác nhận rằng loài bọ xít săn mồi Arma chinensis thuộc họ Pentatomidae có khả năng giết chết sâu bướm của sâu keo hại ngô. Nhưng các nhà khoa học vẫn còn phải khẳng định hiệu quả của việc dùng bọ xít để đối đầu với sâu bướm trên các khu vực rộng lớn, và có thể được nhân giống với số lượng đủ.

Ở một số quốc gia, ví dụ, ở Brazil, cây biến đổi gien có gien của vi khuẩn Bacillus thuringiensis được sử dụng để kiểm soát sâu bệnh, kháng đối với một số loài gây hại, bao gồm cả sâu keo hại ngô. Nhưng ở Trung Quốc, việc trồng các loại cây biến đổi gien này trên quy mô thương mại là không thể vì sự ác cảm của dân chúng đối với các sản phẩm biến đổi gien.

Vũ Trung Hương

Nguồn Một Thế Giới: https://motthegioi.vn/khoa-hoc-cong-nghe-c-68/trung-quoc-tim-duoc-thien-dich-cua-sau-keo-hai-ngo-115654.html