Trung Quốc thử nghiệm khung xương siêu chiến binh ở Tây Tạng

Với khung xương siêu chiến binh này, lính Trung Quốc có thể vác 20 kg hàng hóa leo núi ở độ cao 5000 mét so với mực nước biển mà đơn giản chỉ như 'đi dạo'.

Hình ảnh lính Trung Quốc được trang bị khung xương siêu chiến binh vừa được đài truyền hình trung ương Trung Quốc lên đăng tải công khai trên sóng truyền hình. Nguồn ảnh: Sina.

Hình ảnh lính Trung Quốc được trang bị khung xương siêu chiến binh vừa được đài truyền hình trung ương Trung Quốc lên đăng tải công khai trên sóng truyền hình. Nguồn ảnh: Sina.

Trong đoạn phóng sự, đài truyền hình Trung Quốc cho biết những người lính này đang mang theo 20 kg vật dụng, vũ khí; hành quân ở độ cao lên tới 5.000 mét so với mực nước biển nhưng vẫn có thể di chuyển hoàn toàn bình thường do được khung xương trợ lực. Nguồn ảnh: Sina.

Với khung xương trợ lực này, người lính có thể thoải mái mang vác mà không hề cảm thấy nặng nề, thời gian di chuyển sẽ ngắn hơn do tốc độ cao hơn và người lính cũng mất ít sức lực hơn. Nguồn ảnh: Sina.

Tại những khu vực có địa hình khó khăn như Tây Tạng, việc trang bị các loại thiết bị hỗ trợ người lính hành quân bộ được cho là cực kỳ quan trọng. Nguồn ảnh: Sina.

Ở độ cao trên 5000 mét so với mực nước biển, máy bay trực thăng thậm chí còn rất khó tiếp cận và hành quân bộ vẫn là một trong những ưu tiên số một. Nguồn ảnh: Sina.

Cận cảnh bộ khung xương trợ lực mà Trung Quốc tự nghiên cứu, phát triển dành riêng cho quân đội nước này. Nguồn ảnh: Sina.

Ngoài Trung Quốc, nhiều lực lượng quân đội khác như Mỹ và Nga cũng đang nghiên cứu loại khung xương trợ lực tương tự. Thậm chí nhiều công ty tư nhân cũng nghiên cứu phát triển công nghệ này để ứng dụng cho những người công nhân làm việc trong môi trường nặng nhọc. Nguồn ảnh: Sina.

Hệ thống khung xương trợ lực thế hệ đầu được Trung Quốc nghiên cứu trong quá khứ. Nguồn ảnh: Sina.

Về cơ bản, điểm chung của các loại khung xương trợ lực đó là giúp người sử dụng cảm thấy thoải mái hơn và không cảm nhận được đầy đủ sức nặng của cơ thể cũng như của hàng hóa, qua đó có thể di chuyển nhanh hơn, xa hơn. Nguồn ảnh: Sina.

Khung xương trợ lực thế hệ đầu tiên được quân đội Trung Quốc tự nghiên cứu và phát triển. Nguồn ảnh: Sina.

So sánh hai thế hệ khung xương trợ lực được quân đội Trung Quốc phát triển, bên trái là thế hệ đầu tiên còn bên phải là bản cải tiến - thế hệ thứ hai. Nguồn ảnh: Sina.

Lính Trung Quốc ngất xỉu do kiệt sức vì không khí loãng khi hành quân trên cao nguyên Tây Tạng.

Trần Trân

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/trung-quoc-thu-nghiem-khung-xuong-sieu-chien-binh-o-tay-tang-1472608.html