Trung Quốc tham vấn Nhật Bản về chiến tranh thương mại

Trung Quốc lo sợ cuộc chiến tranh thương mại với Mỹ đang khiến cho nền kinh tế nước này tăng trưởng chậm lại.

Hôm 19-3 tại Bắc Kinh (Trung Quốc) đã diễn ra cuộc gặp mặt giữa nhóm các kinh tế gia hàng đầu nước này với các chuyên gia kinh tế hàng đầu Nhật Bản.

Qua cuộc gặp, phía Trung Quốc mong muốn tìm ra một lối thoát để tránh đi vào vết xe đổ của Nhật Bản khi đảo quốc này đã từng hứng chịu gần một thập niên suy thoái kinh tế, hậu quả của hàng loạt các tranh chấp thương mại giữa Mỹ và Nhật Bản vào giai đoạn cuối thế kỷ 20.

Hiện tại, Bắc Kinh được cho là đang lo ngại về một thỏa thuận thương mại không có lợi cho Trung Quốc sẽ đẩy nước này vào tình thế tương tự như Nhật Bản trong quá khứ, như phải chiều theo các đòi hỏi của Washington và phải thay đổi tỷ giá hối đoái và mở rộng thị trường cho đầu tư của doanh nghiệp Mỹ.

Những yêu cầu này, đặc biệt là vấn đề giới hạn việc định giá đồng nhân dân tệ thấp hơn đồng USD, từ lâu đã bị so sánh do có nhiều điểm tương đồng với Hiệp định thương mại Plaza ký kết giữa Nhật Bản và Mỹ sau khi các tranh chấp thương mại kết thúc do có nhiều điểm tương đồng.

Qua Hiệp định này, các nước Nhật Bản, Pháp, Đức, Anh và Mỹ đồng ý hạ tỷ giá đồng USD xuống thấp hơn so với đồng yen Nhật và đồng mark Đức.

Đại diện của Mỹ trong buổi họp báo thông báo sự ký kết của Hiệp định Plaza vào năm 1985. Ảnh: SCMP

Đại diện của Mỹ trong buổi họp báo thông báo sự ký kết của Hiệp định Plaza vào năm 1985. Ảnh: SCMP

Thông qua Hiệp định Plaza, năm nước tham gia đã bắt đầu bán đi một số lượng lớn dự trữ USD của mình, khiến đồng tiền này mất giá nghiêm trọng. Ngoài ra, những can thiệp của vào nền kinh tế Nhật Bản đã khiến tỷ giá của đồng yen Nhật tăng gấp đôi so với đồng USD chỉ trong vòng chưa đầy ba năm. Nền kinh tế nước này cũng vì thế mà mất đi sức cạnh tranh như trước.

Trong cuộc gặp giữa chuyên gia hai nước, kinh tế gia Trung Quốc Hua Sheng thuộc Đại học Đông Nam cho biết ông rất nóng lòng được nghe các chia sẻ từ các chuyên gia Nhật Bản về cách mà Hiệp định Plaza đã thay đổi nền kinh tế Nhật Bản như thế nào.

“Đó là sự cảnh báo lớn cho người Trung Quốc”, ông nói. “Nhật Bản là láng giềng của Trung Quốc, và con đường của Nhật Bản có giá trị tham khảo rất lớn cho chúng ta”.

Hiện tại, đoàn đàm phán của hai nước Mỹ và Trung Quốc đang ở những bước cuối cùng cho việc ký kết một thỏa thuận thương mại giữa hai nước, việc lãnh đạo Trung Quốc bắt đầu nhận ra những điểm tương đồng với Nhật Bản cũng là điều dễ hiểu.

Theo quan điểm của đa số giới học giả kinh tế Trung Quốc, Hiệp định Plaza được cho là nguyên nhân chính cho sự hình thành của các bong bóng tài sản của Nhật Bản, và khi các bong bóng này vỡ đi vào những năm 1990-1991 đã khiến nền kinh tế nước này bước vào giai đoạn suy thoái, đồng thời đẩy Nhật Bản ra xa khỏi vị trí có thể đe dọa nền kinh tế của Mỹ.

Vào tháng 2-2019, Phó Thủ tướng Nhật Bản Masahiro Kawai cho biết ông giữ liên lạc rất thường xuyên với quan chức Trung Quốc về vấn đề này.

Mặc dù vẫn chưa có bất cứ hé lộ nào về chi tiết bản thỏa thuận thương mại Mỹ-Trung, một số chuyên gia ở Trung Quốc nhận định Mỹ có thể đang nỗ lực xúc tiến cho một Hiệp định Plaza lần hai. Dự đoán này đã gây ra một số tranh cãi và phản kháng trong giới cầm quyền Bắc Kinh.

Trong bài viết của một tài khoản mạng xã hội có tên Taoran Notes được cho là thuộc sở hữu của chính phủ Trung Quốc, Mỹ nhiều khả năng sẽ không thể dùng thỏa thuận thương mại lần này để gây áp lực nhằm “bắt Trung Quốc phải hạ tỷ giá hối đoái của đồng nhân dân tệ”.

Tuy nhiên, không phải ai cũng đồng tình với quan điểm tiêu cực về Hiệp định Plaza. Ông Chi Hung Kwan, nhà nghiên cứu tại Học viện về thị trường vốn Nomura, cho rằng viêc đánh giá xem Hiệp định Plaza là nguồn gốc của Nhật Bản trong nhiều thập niên giảm phát là rất sai lầm.

Thay vào đó, ông đổ lỗi cho Tokyo, khi sự chậm chạp của chính phủ Nhật thời điểm đó trong việc cho phép đồng yen tăng giá khi tràn ngập thị trường với thanh khoản đã tạo ra các bong bóng chứng khoán.

"Bài học cho Trung Quốc là tỷ giá hối đoái ổn định không thể đảm bảo sự ổn định của nền kinh tế ổn định. Đôi khi phải để tỷ giá hối đoái tự do di chuyển" - ông Kwan nói.

VĨ CƯỜNG

Nguồn PLO: https://plo.vn/quoc-te/su-kien/trung-quoc-tham-van-nhat-ban-ve-chien-tranh-thuong-mai-822799.html