Trung Quốc thải hàng tấn khí độc bất hợp pháp

Theo nghiên cứu điều tra môi trường đến từ nhiều nhà khoa học, các nhà máy Trung Quốc đã thải hàng tấn khí độc CFC (phá hủy tầng ôzôn) mà không có sự kiểm soát chặt chẽ từ phía Chính phủ.

Ông Matt Rigby, nhà hóa học khí quyển tại Đại học Bristol cho biết: "CFCs là thủ phạm chính làm suy giảm tầng ozone, khiến bức xạ cực tím từ mặt trời tiếp hoạt động mạnh mẽ hơn".

Khí CFC là một hóa chất do con người tổng hợp, chứa Clo, Flo và Cacbon được sử dụng trong nhiều ngành công nghiệp. Ngành công nghiệp ở phía đông bắc Trung Quốc đã thải ra một lượng lớn khí CFC và vi phạm hiệp ước quốc tế.
Kể từ năm 2013, lượng thải hàng năm của hóa chất cấm Chlorofluorocarbon-11 (CFC-11) từ khu vực đông bắc Trung Quốc tăng khoảng 7.000 tấn. Ông Sunyoung Park , nhà nghiên cứu đến từ Đại học Quốc gia Kyungpook ở Hàn Quốc khẳng định Trung Quốc liên đới chính đến vụ việc.

CFC-11 được sử dụng rộng rãi vào những năm 1970 và 1980 như một chất làm lạnh và để tạo bọt cách nhiệt. Nghị định Montreal năm 1987 đã cấm tất cả các phức từ CFCs và một số loại khí công nghiệp khác không được thải ra môi trường nhằm bảo vệ tầng ôzôn, đặc biệt khu vực Nam Cực và ở Úc.

Sau khi lệnh cấm có hiệu lực, nồng độ CFC-11 toàn cầu đã giảm dần cho đến khoảng năm 2012. Đáng buồn thay, tốc độ suy giảm CFC đã chậm lại hơn một nửa từ năm 2013 đến năm 2017. Ngành công nghiệp đã lén lút thải hàng loạt dẫn xuất mới từ CFC.

Các nhà máy sản xuất bọt của Trung Quốc đứng đằng sau sự gia tăng ô nhiễm CFC

Các nhà máy sản xuất bọt của Trung Quốc đứng đằng sau sự gia tăng ô nhiễm CFC

Bằng chứng chỉ ra khu vực Đông Á liên đới chính đến vụ việc. Ông Ron Prinn, giáo sư tại MIT cho biết các trạm giám sát của đội ngũ nghiên cứu đã được thiết lập để theo dõi hoạt động bất hợp pháp này. Báo cáo năm ngoái từ Cơ quan điều tra môi trường đổ lỗi cho các nhà máy sản xuất bọt của Trung Quốc, thuộc các tỉnh ven biển Sơn Đông và tỉnh Hà Bắc nội địa. Sự nghi ngờ đã được củng cố khi chính quyền quyết định đóng cửa một số cơ sở sản xuất mà không có lời giải thích. Để thăm dò thêm, một nhóm các nhà khoa học khí quyển quốc tế đã thu thập dữ liệu bổ sung từ các trạm giám sát ở Nhật Bản và Đài Loan.

Ông Luke Western, nghiên cứu viên tại Đại học Bristol cho biết: "Nhóm nghiên cứu đã chạy chương trình mô phỏng máy tính, xác nhận nguồn gốc của các phân tử CFC-11. Ngoài Trung Quốc, chúng tôi đã tìm thấy bằng chứng về sự gia tăng khí thải từ Nhật Bản, bán đảo Triều Tiên..." Những phát hiện trên mang ý nghĩa lớn trongcuộc chiến chống biến đổi khí hậu. Bà Joanna Haigh, giáo sư tại Đại học Hoàng gia Luân Đôn quan ngại: "Nghiêm trọng hơn nữa là vai trò của CFC trong việc gia tăng hiệu ứng nhà kính".

Chính phủ các nước cần mạnh tay kiểm soát các hoạt động công nghiệp, khi lỗ thủng tầng ôzôn đang hồi phục chậm lại trong thời gian gần đây

Ông Paul Fraser, một thành viên của Trung tâm Khoa học Khí hậu CSIRO - Úc cho biết: "Nếu khí thải không giảm, lỗ thủng tầng ozone ở Nam Cực không thể phục hồi, có thể trong nhiều thập kỷ".

Hai thập kỷ trước, CFC (mạnh hơn rất nhiều so với khí nhà kính như CO2 hoặc metan) góp khoảng 10% cho sự nóng lên toàn cầu. Vào khoảng đầu thế kỷ 21, tầng ozone đã giảm khoảng 5%. Dù lỗ thủng trên tầng ozone ở Nam Cực đang có dấu hiệu phục hồi. Nhưng tình trạng này không thể kéo dài, theo nghiên cứu vào năm 2018 cho thấy sự suy giảm đang bắt đầu quay trở lại

Cho đến nay, CFC và các phân tử khác chủ yếu đã ăn mòn ozone ở tầng bình lưu phía trên và trên các cực. Nghiên cứu đã xác định "hai thủ phạm" gây nên: hóa chất công nghiệp không được quy định trong Nghị định thư Montreal và tình hình biến đổi khí hậu trên toàn cầu.

Theo Theguardian

Nguồn Sao Pháp Luật: http://sao.baophapluat.vn/tin-tuc/chi-tiet/trung-quoc-thai-hang-tan-khi-doc-bat-hop-phap-3636/