Trung Quốc sẽ là một cường quốc như thế nào ?

Có thể được tìm thấy câu trả lời cho câu hỏi trên khi nhìn lại lịch sử Trung Quốc. Michael Schuman, tác giả cuốn Superpower Interrupted: The Chinese History of the World) cho rằng, thế giới quan của Trung Quốc thời phong kiến nhiều khả năng sẽ định hình quan điểm và cách thức phát huy sức mạnh của Bắc Kinh trên trường quốc tế.

Với những người tìm kiếm lời giải cho câu hỏi trên, trong lịch sử, Trung Quốc từ lâu đã là một cường quốc, và những chính sách đối ngoại cũng như thực tiễn của các triều đại phong kiến Trung Quốc có thể là chỉ dấu để đánh giá về cách thức mà lãnh đạo Trung Quốc sử dụng sức mạnh của mình vào thời điểm hiện tại và tương lai.

Xã hội Trung Quốc ngày nay, tất nhiên không giống như 100 năm, chưa kể là 1.000 năm trước. Song, thế giới quan của Trung Quốc thời phong kiến nhiều khả năng sẽ định hình quan điểm và cách thức phát huy sức mạnh của Bắc Kinh trên trường quốc tế.

Thế giới quan của Trung Quốc thời phong kiến nhiều khả năng sẽ định hình quan điểm và cách thức phát huy sức mạnh của Bắc Kinh trên trường quốc tế.

Thế giới quan của Trung Quốc thời phong kiến nhiều khả năng sẽ định hình quan điểm và cách thức phát huy sức mạnh của Bắc Kinh trên trường quốc tế.

Trong bài phát biểu tại Đại hội đồng LHQ vào tháng 9/2020, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình một lần nữa khẳng định chính sách của Trung Quốc là phát triển hòa bình. Đúng là các triều đại của Trung Quốc đã có quan hệ ổn định trong thời gian dài với một số nước láng giềng ở Đông Á - không như Châu Âu, nơi các đế chế gần như thường xuyên trong tình trạng tranh đấu. Người Trung Quốc hiện đại thường thích so sánh các cuộc chinh phạt thuộc địa của Châu Âu vào thế kỷ 15 với hành trình ra Đại Tây Dương của tướng Trung Quốc Trịnh Hòa cùng hạm đội của mình, những người đã đi qua Ấn Độ Dương nhưng không thâu tóm bất cứ nước nào.

Tuy nhiên, bức tranh về một Trung Quốc ưa chuộng hòa bình này đã phớt lờ một thực tế rằng, các triều đại Trung Quốc gần như luôn trong tình trạng chiến tranh. Vào thời điểm đỉnh cao quyền lực, các hoàng đế Trung Quốc cũng là những người mang tư tưởng bành trướng. Nhà Hán và nhà Đường đã cho quân hành quân từ Trung Á đến bán đảo Triều Tiên. Nhà Tống phát động chiến tranh và tranh giành lãnh thổ với các nước đối thủ. Triều đại bành trướng nhất của Trung Quốc là nhà Thanh với sự chiếm giữ Tây Tạng và Tân Cương. Các hoàng đế nhà Thanh là người Mãn Thanh, một tộc người phương Bắc, nhưng những vùng đất họ chiếm được giờ đây được coi là một phần không thể tranh cãi của đại lục.

Những quốc gia mà Trung Quốc không hoặc không thể chiếm đóng thường bị hấp thụ vào thế giới của Trung Quốc thông qua một hệ thống ngoại giao, thương mại do các hoàng đế Trung Quốc kiểm soát. Những chính phủ khác phải cống nạp lễ vật cho Trung Quốc như một hình thức để thừa nhận vị thế của Trung Quốc, để sau đó các hoàng đế Trung Quốc coi họ là chư hầu. Việc hệ thống chư hầu đó có phải là nghi thức lỏng lẻo hay là chính sách đối ngoại nhất quán mà cho đến hiện nay vẫn đang là chủ đề bàn cãi của các nhà sử học.

Nhưng có thể thấy rõ rằng, Trung Quốc thường muốn áp đặt các quy tắc và thực tiễn ngoại giao của mình lên những nước mong muốn có quan hệ chính thức với Trung Quốc.

Nên coi đây là luật chơi trong quan hệ quốc tế ở Đông Á, do Trung Quốc chỉ định. Trật tự này không gặp phải nhiều sự kháng cự, chí ít là bởi những quốc gia lớn ở Đông Á. Không như Châu Âu, nơi các nước có sức mạnh ngang bằng nhau thường tranh giành lãnh thổ, thương mại và ảnh hưởng, Trung Quốc không có một đối thủ thực sự nào. Nhìn chung, các nước láng giềng buộc phải chấp nhận vị thế của Trung Quốc và theo quy tắc hành xử của Trung Quốc.

Tuy nhiên, khi phải đối mặt với thách thức, Trung Quốc có thể sẽ sử dụng đến vũ lực. Ví dụ, nhà Tùy và nhà Đường đã bỏ ra hàng chục năm để cố gắng đánh bại vương quốc Koguryo hùng mạnh ở Triều Tiên. Vị tướng Zhang He của Trung Quốc đã phát động cuộc chinh phạt tới đảo Sumatra (nay là một phần của Indonesia) để chống lại một tiểu vương chư hầu. Khi Nhật Bản chiếm bán đảo Triều Tiên vào năm 1592, nhà Minh đã cử quân tới viện trợ cho Triều Tiên. Người Trung Quốc cũng áp đặt hệ thống của mình bằng những hình thức ép buộc khác - chẳng hạn như cấm giao thương đối với những người ngoại quốc bất tuân.

Vì vậy, cho dù Trung Quốc tuyên bố sẽ không bao giờ theo đuổi bá quyền, bành trướng, lịch sử cho thấy rằng, Trung Quốc từng sử dụng vũ lực hay biện pháp ép buộc đối với các nước khi có nước phản đối quyền lực của Trung Quốc. Điều này sẽ có hệ lụy đối với một số nước tại Đông Nam Á đang có tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc ở Biển Đông, và cả với Đài Loan, hòn đảo mà Trung Quốc coi là một tỉnh của mình.

Cũng có những dấu hiệu cho thấy Trung Quốc sẽ khôi phục một số khía cạnh của trật tự phong kiến cũ khi nước này mở rộng tầm ảnh hưởng. Trung Quốc sẵn sàng trừng phạt các nước nếu làm họ “phật ý”. Trung Quốc đã cấm nhập khẩu từ Canada và Australia trong bối cảnh các cuộc tranh chấp gần đây; còn 3 năm trước, Trung Quốc đã trừng phạt doanh nghiệp Trung Quốc khi Seoul đồng ý triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ, điều mà Trung Quốc coi là mối đe dọa về an ninh.

(Còn tiếp)

(Theo The Atlantic)

Nguồn TG&VN: https://baoquocte.vn/trung-quoc-se-la-mot-cuong-quoc-nhu-the-nao-125796.html