Trung Quốc: Lạm phát tăng lên 2,3% theo đà leo thang của chiến tranh thương mại

Chỉ số giá tiêu dùng của Trung Quốc đã tăng 2,3% trong tháng 8 so với cùng kỳ năm ngoái do chi phí thực phẩm và nhiên liệu tăng cao.

Ảnh minh họa

Các chuyên gia đánh giá lạm phát sẽ tiếp tục tăng do cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung gây ra.

Theo số liệu của chính phủ công bố vào thứ hai cho thấy, mức tăng CPI tháng trước đã vượt qua mức lãi suất tháng 7 là 0,2 điểm phần trăm, đạt mức tăng nhanh nhất kể từ tháng hai. Tuy nhiên, giai đoạn từ tháng 1 đến tháng 3 được coi là ngoại lệ do rơi đúng dịp Tết Nguyên đán của Trung Quốc với mức tiêu thụ quá lớn trong kỳ nghỉ lễ kéo dài một tuần. Ngoài quý đó, lạm phát của tháng 8 đã tăng lên mức cao nhất kể từ tháng 11/2016.

Giá thực phẩm và rượu tăng 1,9%, chiếm 0,55 điểm của mức tăng CPI chung. Thời tiết khắc nghiệt ở miền bắc Trung Quốc cũng góp phần tăng giá rau củ. Giá xăng và dầu diesel tăng khoảng 20% trong năm. Dịch vụ y tế và tiền thuê nhà cũng trở nên đắt đỏ hơn.

Chỉ số CPI tăng 0,7% so với tháng trước, tương đương tăng 0,4 điểm so với tháng 7.

Vào tháng 7, Trung Quốc đã trả đũa thuế quan của Mỹ bằng cách áp dụng thuế suất 25% đối với 50 tỷ USD hàng nhập khẩu từ Mỹ, bao gồm cả đậu tương. Bắc Kinh sẵn sàng áp mức thuế tới 25% lên thêm 60 tỷ đô la hàng nhập khẩu của Mỹ nếu Nhà Trắng tiến hành thực thi áp thuế quan lần ba.

Theo đánh giá của Công ty tài chính Industrial Securities (Trung Quốc), các dòng thuế mới có thể khiến CPI tăng lên tới 0,4 điểm. Nhập khẩu đặc biệt dễ bị tổn thương do giá cao hơn, và đồng nhân dân tệ suy yếu.

Giá thịt heo đóng vai trò như một phong vũ biểu quan trọng về tác động của chiến tranh thương mại đối với lạm phát, do Trung Quốc là thị trường nhập khẩu thịt heo lớn thứ hai của Mỹ. Mặc dù giá thịt heo vào tháng 8 vẫn thấp hơn mức đầu năm, nhưng bắt đầu có xu hướng tăng từ tháng 7 vừa rồi.

Những con heo được nuôi tại trang trại được cho ăn bã đậu nành sau khi chế biến dầu ăn, đồng nghĩa với việc thuế đậu nành có thể được chuyển sang sản phẩm thịt heo. Với đợt bùng phát ổ dịch tả heo châu Phi cũng đã thắt chặt nguồn cung thịt heo, điều này có thể làm tăng giá mạnh.

Chỉ số giá sản xuất, cũng được công bố hôm thứ hai vừa rồi bởi Cục Thống kê Quốc gia, đã tăng 4,1% trong năm, thấp hơn 0,5 điểm so với tháng 7. Trên cơ sở hàng tháng, chỉ số PPI tăng 0,4% trong tháng 8, tăng từ 0,1% trong tháng 7. Giá cả cao hơn gắn liền với việc thăm dò dầu khí và khí đốt mất điểm.

Ngân Giang (theo Nikkei)

Nguồn Một Thế Giới: https://motthegioi.vn/tin-doanh-nghiep-c-159/thoi-su-tieu-dung-c-178/trung-quoc-lam-phat-tang-len-2-3-theo-da-leo-thang-cua-chien-tranh-thuong-mai-96517.html