Trung Quốc có thể gặp khó với tân lãnh đạo EU

Ứng viên mới được đề cử vào vị trí lãnh đạo Ủy ban châu Âu từng gióng chuông cảnh báo về ảnh hưởng của Trung Quốc đối với châu Âu.

 Bộ trưởng Quốc phòng Đức Ursula Von der Leyen và Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Ngụy Phượng Hòa tại Bắc Kinh năm 2018, ảnh: Getty Image

Bộ trưởng Quốc phòng Đức Ursula Von der Leyen và Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Ngụy Phượng Hòa tại Bắc Kinh năm 2018, ảnh: Getty Image

- Hôm 2/7, bà Ursula Von Der Leyen trở thành lựa chọn thay thế ông Jean-Claude Juncker làm Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) - cơ quan hành pháp của EU - sau khi Hội đồng châu Âu, cơ quan gồm lãnh đạo 28 nước thành viên EU, có 3 ngày tranh luận.

Nếu được Nghị viện châu Âu phê chuẩn, Bộ trưởng quốc phòng Đức Von Der Leyen sẽ trở thành người phụ nữ đầu tiên đảm nhận vị trí Chủ tịch EC. Bà là người ủng hộ mạnh mẽ quan hệ châu Âu - Đại Tây Dương và có quan điểm Đức cần chi tiêu ngân sách cho quốc phòng nhiều hơn. Bà mẹ 7 con này từng đảm nhiệm nhiều vị trí trong nội các của Thủ tướng Đức Angela Merkel kể từ năm 2005.

Prayuth Chan-ocha (trái) vẫn là thủ tướng của Thái Lan nhưng tướng Apirat Kongsompong đã được giao nhiệm vụ định hình lại quân đội. Ảnh: Reuters

- Vị vua mới đặt niềm tin vào các tướng lĩnh cấp cao của Đội Cận vệ Nhà vua để thực hiện những thay đổi lớn trong quân đội sau nhiều năm đảo chính. Khi các nhà ngoại giao ở Bangkok gặp những người đứng đầu quân đội Thái Lan, họ tìm kiếm manh mối về lập trường của các sĩ quan đối với hoàng gia.

Một dấu hiệu rất dễ nhận ra: hình ảnh Hoàng tử Dipangkorn, con trai 14 tuổi của nhà vua, được ghim trên ngực trái của vài bộ đồng phục màu xanh đậm của một số nhà lãnh đạo quân sự, cùng với ruy băng huy chương của họ.

- Tổng thống Nga Vladimir Putin, ngày 2/7, đã gọi vụ cháy tàu lặn khiến 14 sĩ quan hải quân thiệt mạng, là “một mất mát lớn cho hải quân cũng như cho toàn bộ quân đội”, đồng thời đã chỉ thị cho Bộ trưởng Quốc phòng Sergei Shoigu “tìm ra nguyên nhân dẫn tới thảm kịch này”.

Các nhà lãnh đạo Nga và Pháp hội đàm tại thành phố Lơ A-vrơ, Pháp. Ảnh: GOVERNMENT.RU

- Trong bối cảnh quan hệ giữa Nga và phương Tây tiếp tục căng thẳng, Thủ tướng Nga Dmitry Anatolyevich Medvedev vừa có chuyến thăm Pháp, trong nỗ lực cải thiện quan hệ song phương. Chuyến thăm được coi là bước chuyển biến tích cực, mở ra không gian đối thoại mới trong quan hệ hai nước, vốn lún sâu vào khủng hoảng trong những năm gần đây.

- Mỹ - Philippines phản ứng "hành vi dọa nạt" của Trung Quốc. Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Delfin Lorenzana hôm 3/7 tuyên bố sẽ điều tra vụ việc Trung Quốc thử nghiệm tên lửa đạn đạo chống hạm trên biển Ðông vào cuối tuần rồi. "Chúng tôi không nắm thông tin ban đầu về vụ phóng tên lửa này. Chúng tôi sẽ điều tra riêng và sẽ ra quyết định sau" - ông Lorenzana khẳng định với kênh ABS-CBN News.

Từ trái qua phải: Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un, Tổng thống Mỹ D.Trump và Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in gặp gỡ tại DMZ, ngày 30/6. (Ảnh: Yonhap)

- Trong bản báo cáo đệ trình lên Quốc hội, ngày 3/7, Bộ Thống nhất Hàn Quốc khẳng định sẽ tìm kiếm những “cách thức sáng tạo” để cải thiện các mối quan hệ liên Triều, trong khi tiếp tục nỗ lực để hoàn thiện các thỏa thuận được lãnh đạo hai bên thông qua vào năm ngoái. “Chúng tôi sẽ nỗ lực mạnh mẽ để bảo đảm rằng xu thế tích cực trên bán đảo Triều Tiên được thiết lập bởi cuộc gặp gỡ thượng đỉnh Mỹ-Triều Tiên mới đây sẽ dẫn tới kết quả là các mối quan hệ liên Triều được cải thiện” – bản báo cáo viết.

- Quan chức quân đội Mỹ lo ngại về lễ mừng ngày Độc lập. Quân đội Mỹ dự kiến sẽ đóng vai trò tâm điểm trong buổi lễ hôm 4/7, phô diễn một loạt các vũ khí bao gồm xe tăng M1 Abrams. Buổi lễ được cho là có màu sắc chính trị khi Ủy ban Quốc gia của Đảng Cộng Hòa phân phối vé ở khu vực VIP. Nguồn tin này cho biết, trong quá trình chuẩn bị cho sự kiện, các lãnh đạo Lầu Năm Góc đã có những do dự về việc đưa xe tăng và các phương tiện trang bị vũ khí khác lên trưng bày.

Hồng Hà

Nguồn Tạp chí Công thương: http://tapchicongthuong.vn/bai-viet/trung-quoc-co-the-gap-kho-voi-tan-lanh-dao-eu-63652.htm