Trung Quốc có bất an khi Nhật biên chế tàu ngầm Soryu thứ 10?

Dù có độ giãn nước chỉ 2.900 tấn, tàu ngầm tấn công lớp Soryu vẫn là tàu ngầm lớn nhất mà Nhật Bản tự thiết kế và đóng mới kể từ sau Chiến tranh Thế giới thứ hai.

 Hôm 18/3 vừa qua, Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản đã chính thức biên chế tàu ngầm tấn công diesel-điện thứ 10 thuộc lớp Soryu - mang tên Soaring Dragon, với số hiệu SS-510. Nguồn ảnh: Sina.

Hôm 18/3 vừa qua, Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản đã chính thức biên chế tàu ngầm tấn công diesel-điện thứ 10 thuộc lớp Soryu - mang tên Soaring Dragon, với số hiệu SS-510. Nguồn ảnh: Sina.

Với việc đưa vào trang bị tàu ngầm Soryu thứ 10, Nhật Bản đã nâng quy mô hạm đội tàu ngầm của nước này lên 21 chiếc và đây chưa phải là con số cuối cùng. Trong khi đó tàu ngầm chỉ là một phần trong kế hoạch hiện đại hóa hải quân của Tokyo. (trên danh nghĩa Nhật Bản không có lực lượng hải quân chính thức). Nguồn ảnh: Popular Mechanics.

Động thái này của Nhật Bản được xem là bước đi cần thiết kế Tokyo có thể kiềm chế Hải quân Trung Quốc, với các biên đội tàu chiến đã có đủ năng lực vượt qua được chuỗi đảo thứ nhất. Vốn được xem là vành đai để Mỹ và đồng minh ngăn Bắc Kinh đưa tàu chiến ra Thái Bình Dương. Nguồn ảnh: Popular Mechanics.

Hiện tại nếu so với Hải quân Trung Quốc, hạm đội tàu ngầm của Nhật Bản có phần hơi khiêm tốn (21 tàu so với hơn 70 tàu), tuy nhiên hầu hết các tàu ngầm của Tokyo đều mang trên mình các công nghệ và vũ khí tấn công tiên tiến nhất, cho phép họ tạo lợi thế kể cả khi phải đối mặt với kẻ thù áp đảo hơn về mặt số lượng. Đây cũng chính là điều luôn khiến Hải quân Trung Quốc e ngại khi phải đối đầu với tàu ngầm Nhật. Nguồn ảnh: Popular Mechanics.

Quay lại với tàu ngầm Soaring Dragon, nó được đặt lườn đóng mới từ tháng 1/2015 và tới tháng 11/2017 đã được hạ thủy. Quá trình hoàn thiện và chạy thử nghiệm kéo dài tới đầu tháng 3/2019 trước khi tàu được gia nhập biên chế chính thức. Nguồn ảnh: Sina.

Tổng giá trị đóng mới của tàu ngầm Soryu thứ 10 này vào khoảng hơn 600 triệu USD. Tàu đỗ tại cảng Kure thuộc Hiroshima, Nhật Bản. Nguồn ảnh: Sina.

Với độ giãn nước khi nổi 2900 tấn và khi lặn lên tới 4200 tấn, các tàu ngầm lớp Soryu là tàu ngầm lớn nhất mà Nhật từng sở hữu kể từ sau Chiến tranh Thế giới thứ hai tới nay. Nguồn ảnh: Sina.

Tàu ngầm lớp Soryu có chiều dài 84 mét, lườn rộng 9,1 mét và mớm nước tối đa 8,5 mét khi nổi. Tàu được trang bị hai động cơ do Kawasaki thiết kế cùng một trục dẫn động. Nguồn ảnh: Sina.

Khi nổi, hệ thống động cơ diesel của tàu cung cấp công suất 3900 sức ngựa cho phép Soryu di chuyển được với tốc độ tối đa 13 hải lý tương đương 24 km/h. Khi lặn, động cơ điện của tàu cung cấp công suất lên tới 8000 sức ngựa, cho phép tàu di chuyển được với tốc độ 20 hải lý tương đương 37 km/h. Nguồn ảnh: Sina.

Về mặt lý thuyết, tàu có thể hoạt động được với tầm tối đa 11.000 km ở tốc độ 6,5 hải lý trên giờ tương đương với 12 km/h. Nguồn ảnh: Sina.

Tàu có biên chế thủy thủ đoàn 56 người cùng 9 sĩ quan chỉ huy. Nguồn ảnh: Sina.

Hệ thống vũ khí trên tàu bao gồm 6 ống phóng ngư lôi cỡ 533 mm kèm theo đó là 30 ngư lôi dự trữ. Đặc biệt, các tàu ngầm lớp Soryu còn có khả năng phóng tên lửa Harpoon từ ống phóng ngư lôi. Nguồn ảnh: Sina.

Nhật Bản dự kiến sẽ đóng mới tổng cộng 15 tàu ngầm loại này. Tới nay, 10 tàu đã được gia nhập biên chế, một tàu đã được hạ thủy và ba chiếc nữa đang được đóng mới. Nguồn ảnh: Sina.

Theo kienthuc.net.vn

Có thể bạn quan tâm

Nguồn Doanh Nghiệp: http://doanhnghiepvn.vn/quoc-te/trung-quoc-co-bat-an-khi-nhat-bien-che-tau-ngam-soryu-thu-10/20190401094446934