Trung Quốc chế nhạo MiG-29, Su-30 Ấn Độ 'không có cửa' trước J-10C và J-16

Không quân Ấn Độ đã đưa ra đề xuất, yêu cầu chính phủ nước này mua gấp 33 máy bay chiến đấu mới từ Nga, bao gồm 21 chiếc MiG-29 và 12 chiếc Su-30MKI trong bối cảnh căng thẳng biên giới với Trung Quốc gia tăng.

Theo báo cáo, Nga có thể sẽ giao các máy bay chiến đấu MiG-29 và Su-30MKI mà Ấn Độ đặt mua trong vòng một vài tháng. Hiện tại, hai loại máy bay chiến đấu này đã trở thành máy bay chiến đấu chủ lực của không quân Ấn Độ. Ảnh: Máy bay chiến đấu Su-30MKI của Không quân Ấn Độ.

Theo báo cáo, Nga có thể sẽ giao các máy bay chiến đấu MiG-29 và Su-30MKI mà Ấn Độ đặt mua trong vòng một vài tháng. Hiện tại, hai loại máy bay chiến đấu này đã trở thành máy bay chiến đấu chủ lực của không quân Ấn Độ. Ảnh: Máy bay chiến đấu Su-30MKI của Không quân Ấn Độ.

Hiện tại, không quân Ấn Độ có hơn 250 máy bay Su-30MKI và hơn 100 máy bay MiG-29. Cả hai máy bay chiến đấu đều được trang bị các thiết bị hàng không tiên tiến, có tính cơ động cao và có thể mang nhiều loại vũ khí hiện đại. Ảnh: Máy bay chiến đấu MiG-29UPG của Không quân Ấn Độ.

Bộ Quốc phòng Ấn Độ đã nhiều lần nhấn mạnh sự cần thiết phải mở rộng số phi đội máy bay chiến đấu của Không quân từ 32 lên 42 phi đội, bằng cách mua số MiG-29 đang dư thừa của Không quân Nga; ưu điểm là số máy bay này có giá cả phải chăng, khả năng cung cấp nhanh, trong khi chất lượng còn mới 100%.

MiG-29 là máy bay chiến đấu cỡ trung bình, không nặng bằng Su-30, do đó nó tiêu thụ ít nhiên liệu hơn và rẻ hơn nhiều. Nga hiện có hơn 100 máy bay được sản xuất từ thời Liên Xô, đây là số máy bay được sản xuất để dự trữ cho chiến tranh; do vậy có thể lắp ráp và đưa vào sử dụng trong một thời gian tương đối ngắn.

Ấn Độ cũng là khách hàng nước ngoài đầu tiên của máy bay MiG-29; đây là loại tiêm kích được thiết kế để có thể đối đầu với các máy bay chiến đấu F-16 và F-18 của Không quân và Hải quân Mỹ. Ấn Độ cũng đã nâng cấp số MiG-29 của họ lên chuẩn MiG-29UPG; các hệ thống điện tử, cảm biến và điều khiển vũ khí của nó đã được cải thiện rất nhiều. Ảnh: MiG-29UPG và MiG-29KUB của Không quân Ấn Độ.

Nhưng theo sự so sánh của truyền thông Trung Quốc, mặc dù có hiệu suất tiên tiến, nhưng MiG-29 khó có thể chống lại thế hệ máy bay chiến đấu mới của Trung Quốc, bao gồm J-10C, J-16 và J-20. Ảnh: Chiến đấu cơ J-10C của Trung Quốc.

Theo giới thiệu của Trung Quốc, J-10C là loại chiến đấu cơ hạng nhẹ, được Trung Quốc phát triển, có hình dáng làm giảm phản xạ radar và tăng cường khả năng tàng hình; đồng thời được trang bị radar điện tử mảng pha, hoạt động mạnh mẽ.

Loại tên lửa ngoài tầm nhìn PL-15 được trang bị trên J-10C có tầm bắn gấp 2 đến 3 lần so với tên lửa R-73 trang bị trên MiG-29, đồng thời PL-15 được dẫn đường bằng radar chủ động và có tốc độ cao hơn. Vì vậy, rõ ràng MiG-29 rất khó chiến đấu chống lại J-10C.

Su-30MKI là máy bay chiến đấu mạnh nhất của Không quân Ấn Độ hiện nay. So với MiG-29, nó có khả năng cơ động tốt hơn, thiết bị điện tử mới hơn và cảm biến mạnh hơn. Su-30MKI có thể dùng chiếm ưu thế trên không và tiến công các mục tiêu mặt đất bằng các loại vũ khí dẫn đường chính xác. Ảnh: Su-30MKI của Không quân Ấn Độ.

Nhưng theo truyền thông Trung Quốc, Su-30MKI không phải là một lựa chọn lý tưởng để chống lại một thế hệ máy bay chiến đấu mới của Trung Quốc. Su-30MKI không có chức năng tàng hình, điều đó có nghĩa là máy bay có thể được phát hiện ở khoảng cách xa.

Các máy bay chiến đấu của Trung Quốc như J-16 có lợi thế rõ ràng trước Su-30MKI. Máy bay cũng được trang bị tên lửa ngoài tầm nhìn PL-15 và được trang bị radar mảng pha điện tử chủ động có công suất lớn hơn. Ảnh: Máy bay chiến đấu J-16 được trang bị tên lửa PL-15.

Ngoài ra, Trung Quốc cũng được trang bị máy bay chiến đấu tàng hình J-20 mạnh hơn, đây là lợi thế so với máy bay chiến đấu Ấn Độ. Để đối đầu với các máy bay chiến đấu mới của Trung Quốc, Ấn Độ cần cải thiện chất lượng của lực lượng máy bay chiến đấu. Ảnh: Máy bay chiến đấu tàng hình J-20 với tên lửa PL-15 trong khoang vũ khí.

Với việc tăng số lượng MiG-29 và Su-30, cả lượng và chất về máy bay chiến đấu của không quân Ấn Độ sẽ cao hơn, nhưng về lâu dài sẽ tăng chi phí bảo dưỡng, sử dụng. Ảnh: Máy bay chiến đấu MiG-29UPG của Ấn Độ.

Nhưng theo truyền thông Trung Quốc, để có thể "ngang sức" đấu với không quân Trung Quốc, Ấn Độ nên mua chiến đấu cơ Su-57, loại máy bay thế hệ 5 của Nga, đã bắt đầu sản xuất loạt từ tháng 7/2019; đây mới là đối thủ thực sự của J-20. Ảnh: Tên lửa tầm xa PL-15 được trang bị trên các chiến đấu cơ của Trung Quốc.

Trên thực tế, không quân Trung Quốc chưa bao giờ được giới quân sự đánh giá cao, nhất là công tác huấn luyện chiến đấu; các loại máy bay chiến đấu của Trung Quốc, ngoài số máy bay chiến đấu nhập khẩu từ Nga, được đánh giá tốt về chất lượng; còn các loại máy bay dạng "sao chép" hoặc "tự phát triển", chất lượng chưa được kiểm chứng.

Nếu một cuộc không chiến thực sự nổ ra, chưa hẳn không quân Trung Quốc đã chiếm ưu thế trước không quân Ấn Độ. Bài học của Không quân Israel trước không quân các quốc gia Arab trong cuộc chiến năm 1967 là một ví dụ về số lượng và chất lượng chưa hẳn chiếm ưu thế. Ảnh: Máy bay của Ai Cập bị không quân Israel phá hủy trong cuộc chiến năm 1967.

Video Xem quân đội Trung Quốc và Ấn Độ “choảng nhau” - Nguồn: VTC1

Tiến Minh

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/quan-su/trung-quoc-che-nhao-mig-29-su-30-an-do-khong-co-cua-truoc-j-10c-va-j-16-1401866.html