Trung Quốc bất ngờ quay lưng với Nga trong 'cuộc chiến giá dầu'

Trong 'cuộc chiến giá dầu' mà Nga và Saudi Arabia đang là 2 nhân vật chính, Trung Quốc đã gây bất ngờ khi không đứng về phía đồng minh quan trọng của mình.

 "Cuộc chiến giá dầu" bùng nổ giữa Saudi Arabia và Nga sau khi Tổng thống Vladimir Putin không đồng ý cắt giảm sản lượng theo đề nghị của Riyadh, dẫn đến sự trả đũa từ quốc gia Trung Đông.

"Cuộc chiến giá dầu" bùng nổ giữa Saudi Arabia và Nga sau khi Tổng thống Vladimir Putin không đồng ý cắt giảm sản lượng theo đề nghị của Riyadh, dẫn đến sự trả đũa từ quốc gia Trung Đông.

Saudi Arabia tuyên bố họ sẽ tăng mạnh sản lượng và bán với giá ưu đãi đặc biệt cho các quốc gia châu Âu - thị trường chính của Nga, điều này đã dẫn đến cú sốc cho nền kinh tế Nga.

Với việc giá dầu xuống rất thấp dưới 25 USD mỗi thùng và còn bị mất thị trường tiêu thụ quan trọng nhất, nền kinh tế Nga đang đối diện nguy cơ suy thoái nghiêm trọng, hiện nay đồng nội tệ nước nay đang hướng tới mức 100 RUB đổi 1 USD.

Trong tình cảnh "chiến tranh giá dầu" đang diễn biến theo chiều hướng bất lợi, Nga rất cần sự ủng hộ từ những đối tác truyền thống, trong đó đặc biệt là nhà nhập khẩu năng lượng lớn nhất thế giới Trung Quốc.

Nhưng bất ngờ, công ty dầu khí nhà nước Trung Quốc Sinochem Corp - một trong những nhà nhập khẩu năng lượng lớn nhất đã từ chối khả năng chấp nhận bất kỳ hàng hóa nào có liên quan đến công ty Rosneft của Nga.

Lý do Trung Quốc đưa ra là họ lo ngại một số lệnh trừng phạt do Mỹ tuyên bố áp đặt sẽ chính thức có hiệu lực vào tháng 5-2020 nếu làm ăn với những công ty Nga trong "danh sách đen" của Washington.

Quan điểmcủa phía Trung Quốc được biết đến từ tài liệu đấu thầu của Sinochem, từ đó tất cả các hàng hóa có thể liên quan đến Rosneft đều bị loại trừ.

Đây là đòn giáng mạnh vào Nga vì họ từng hy vọng rằng Trung Quốc với tư cách của một siêu cường mới nổi sẽ bỏ qua những lời đe dọa của Mỹ và trở thành giải phápcho Matxcơva trong tình cảnh khó khăn hiện nay.

Báo chí Nga bình luận rằng chính sách về dầu mỏ của Trung Quốc hoàn toàn không thân thiện với họ.

Trung Quốc sau đó nói rằng họ "rất tiếc" về tình hình hiện tại, nhưng cũng lưu ý rằng không thể giúp đỡ Matxcơva vì sợ các biện pháp trừng phạt áp đặt lên nền kinh tế của chính họ, vốn đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh Covid-19

Phía Nga cho rằng thật khó tin vào sự chân thành của những lời này. Cách đây không lâu, Gazprom đã bắt đầu nói về khả năng ngừng hoạt động của đường ống dẫn khí Power of Siberia.

Đây được cho kế hoạch phòng ngừa, nhưng một số nguồn tin cho thấy rằng việc giảm nhập khẩu nhiên liệu xanh của Vương quốc Anh có thể là lý do thực sự.

Tất nhiên sự sụt giảm nhu cầu năng lượng tại Trung Quốc do dịch bệnh là có thật, nhưng trong hoàn cảnh đó Bắc Kinh lại đẩy mạnh việc mua khí hóa lỏng của Mỹ theo thỏa thuận thương mại, gây bất lợi cho nguồn cung cấp khí đốt của Nga.

Quyết định của Trung Quốc liên quan đến Rosneft là một tín hiệu rất đáng báo động. Quốc gia này là đối tác mua dầu lớn nhất của Nga: năm ngoái, 47% lượng dầu xuất khẩu qua đường ống (40 trong số 84 triệu tấn) và hơn 1/3 lượng giao hàng qua cảng đã đến Trung Quốc

"Việc Nga mất thị trường chiến lược này là đòn đau cho ngành dầu khí trong nước", truyền thông Nga nhận định

Như trước đây, Bắc Kinh tiếp tục hành động và theo đuổi độc quyền lợi ích riêng của mình, không cần tính toán đặc biệt với lợi ích của quốc gia đồng minh, báo chí Nga kết luận.

Bạch Dương

Nguồn ANTĐ: http://anninhthudo.vn/the-gioi/anh-trung-quoc-bat-ngo-quay-lung-voi-nga-trong-cuoc-chien-gia-dau/847344.antd