Trung Đông lục đục sau đòn trừng phạt Mỹ

Nội bộ Iraq đang bị chia rẽ sâu sắc bởi quyết định ủng hộ lệnh trừng phạt của Mỹ với Tehran.

Hôm 7/8 vừa qua, Thủ tướng Haider al-Abadi cho biết, “Iraq sẽ tuân thủ các biện pháp trừng phạt của Mỹ đối với Iran để bảo vệ quyền lợi của chính Iraq”.

Người phát ngôn Saad al-Hadithi sau đó tái khẳng định, Iraq sẽ không vi phạm các biện pháp trừng phạt của Mỹ đối với Iran và “quan điểm của Iraq đối với các lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Iran bắt nguồn từ quyền lợi chung của Iraq, và Irap phải nghiên cứu để không bị ảnh hưởng bởi các quốc gia hoặc đảng phái chính trị khác”.

Sau khi tuyên bố của Iraq, một số quan chức Iran đã lên tiếng phản đối và kêu gọi nước này yêu cầu nước bồi thường thiệt hại trong cuộc chiến tranh Iraq-Iraq diễn ra trong giai đoạn 1980-1988 dưới thời Saddam Hussein.

Tranh cãi về việc Iraq chấp nhận các biện pháp trừng phạt của Mỹ và yêu cầu bồi thường chiến tranh của Iran đã làm chia rẽ sau sắc nội bộ các đảng phái chính trị tại Iraq.

Các đảng và dân quân người Shiite đã chỉ trích gay gắt thủ tướng al-Abadi đã quay lưng lại với Iran và ủng hộ Mỹ chống lại người hàng xóm Iraq.

Thủ tướng Iraq, Haider al-Abadi phát biểu tại một lễ kỉ niệm hôm 07/01/2018

Lực lượng dân quân Asa'ib Ahl al-Haq trong một tuyên bố hôm 08/08 cho biết, “Chúng tôi lấy làm tiếc về hành động của thủ tướng Iraq, và chúng tôi tin rằng chính phủ của ông ta đã làm việc mà không thông qua quốc hội”.

“Chúng tôi hy vọng lợi ích của Iraq sẽ không phải là một phần trong các chính sách liều lĩnh của của chính quyền Trump về khu vực và thế giới”, người phát ngôn của lực lượng dân quân người Shiite nhấn mạnh thêm.

Bên cạnh đó Hassan Salim, một lãnh đạo trong liên minh Fatah, lực lượng đứng thứ hai trong cuộc bầu cử tháng 5 tại Iraq kêu gọi chính phủ cần “trả ơn cho Iran”, khi ông này đề cập đến sự giúp đỡ của Iran với nước này trong việc loại bỏ IS khỏi lãnh thổ Iraq.

Cựu Thủ tướng Nouri al-Maliki cũng chỉ trích ông Abadi rằng: “Các lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Iran là vi phạm luật pháp quốc tế” và Iraq không phải tuân theo họ, cũng như không tuân thủ các lệnh trừng phạt của Mỹ trước đó về Syria.

Một giáo sĩ nổi tiếng ở Baghdad là Jalal al-Din Ali al-Saghir, cũng chỉ trích Thủ tướng al-Abadi đã ủng hộ một hành động bất công chống lại “một quốc gia Hồi giáo hàng xóm, một đồng minh của Iraq”.

Saghir gọi quyết định của ông Abadi là một vụ bê bối không thể bị che phủ bởi bất kỳ lý do nào.

Trong một nỗ lực hàn gắn với Iran, Bộ Ngoại giao Iraq đã ra một tuyên bố hôm 8/8 chỉ trích các lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Iran và thể hiện lòng biết ơn của Iraq đối với Iran vì đã hỗ trợ Iraq trong việc chống lại IS.

Văn phòng của Thủ tướng cũng đã thông báo rằng ông Abadi sẽ sớm tới Iran và Thổ Nhĩ Kỳ để thảo luận về quan hệ của Iraq với hai nước láng giềng, nhưng chuyến thăm Iran sau đó đã bị hủy bỏ do lịch trình bận rộn, cho thấy sự khác biệt giữa hai nước đang ngày càng lớn.

Ở phía bên kia, một số chính trị gia thân Mỹ chỉ trích việc Iran đòi bồi thường chiến tranh và để phản ứng trước tuyên bố đó Iraq sẽ tuân thủ các biện pháp trừng phạt của Mỹ đối với Iran.

Jawad Boulani, cựu bộ trưởng nội vụ Iraq cho biết trong một cuộc phỏng vấn với kênh truyền hình Al-Sharqia, “Đó là quyền hợp pháp của Iraq để theo đuổi lợi ích riêng của mình trong quan hệ với các nước khác và Iran không có quyền khiếu nại hoặc yêu cầu bồi thường”.

“Điều đáng nói đến là Nghị quyết 598 của Hội đồng Bảo an LHQ khi kết thúc cuộc chiến kéo dài tám năm giữa Iran và Iraq không buộc Iraq trả tiền bồi thường cho Iran, và các cuộc đàm phán giữa hai nước trong chiến tranh đã kết thúc vào năm 1991”, ông Boulani phân tích thêm.

Faiq Al-Sheikh Ali một thành viên của quốc hội Iraq trả lời về yêu cầu bồi thường chiến tranh của Iran từ Iraq, đã nói rằng, “Thay mặt cho gia đình các nạn nhân khủng bố, tôi yêu cầu Iran bồi thường cho 1 triệu người Iraq bị giết khi Iran mang Qaeda đến đất nước chúng ta bắt đầu từ năm 2003 với lý do chiến đấu với người Mỹ”.

Vị nghị sỹ cũng kêu gọi chính phủ Iraq nên tham khảo ý kiến của Liên Hiệp Quốc để nhận được tư vấn về pháp lý trong vấn đề bồi thường chiến tranh Iran-Iraq.

Tóm lại, căng thẳng gia tăng giữa Iran và Iraq liên quan đến các lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Iran cho thấy Tehran sẽ sử dụng tất cả các con bài trong tay để ngăn Iraq tiến gần hơn tới Hoa Kỳ.

Và cũng vì ông Abadi đã quyết định quay lưng với Iran để ủng hộ Mỹ, nhiều chuyên gia phân tích quốc tế nhận định rằng Tehran sẽ làm tất cả khả năng để thay thế Abadi bằng một một lãnh đạo Đảng Hồi giáo khác gần thân thiết với Iran hơn.

Như Ý

Nguồn Đất Việt: http://baodatviet.vn/the-gioi/tin-tuc-24h/trung-dong-luc-duc-sau-don-trung-phat-my-3363690/