Trung Đông căng thẳng khi Úc điều sát thủ diệt tàu ngầm tới cửa ngõ Iran

Australia quyết định triển khai sát thủ săn ngầm P-8 cho chiến dịch tuần tra bảo vệ tàu hàng do Mỹ dẫn đầu tại eo biển Hormuz, ngay cửa ngõ Iran.

 Quyết định đưa khí tài tham gia Sáng kiến Liên minh An ninh Hàng hải bảo vệ tàu hàng do Mỹ dẫn đầu ở eo biển Hormuz được Thủ tướng Australia Scott Morrison vừa thông báo hôm 21-8.

Quyết định đưa khí tài tham gia Sáng kiến Liên minh An ninh Hàng hải bảo vệ tàu hàng do Mỹ dẫn đầu ở eo biển Hormuz được Thủ tướng Australia Scott Morrison vừa thông báo hôm 21-8.

Sáng kiến Liên minh An ninh Hàng hải được Mỹ đưa ra hồi tháng 7-2019, trong đó kêu gọi các đồng minh đưa tàu chiến tới Trung Đông để cùng tuần tra tại eo biển Hormuz, đối phó với mối đe dọa từ Iran.

Mỹ hy vọng tập hợp được lực lượng hùng hậu đến từ nhiều quốc gia đồng minh ở châu Âu và châu Á, nhưng đến nay mới chỉ có Anh, Australia và Bahrain đồng ý triển khai khí tài tham gia chiến dịch.

Trong khi đó, lực lượng được Australia triển khai tới vùng Vịnh gồm một tàu hộ vệ, một máy bay tuần thám và săn ngầm cực mạnh P-8A Poseidon cùng nhiều binh sĩ.

Quyết định được đưa ra sau khi Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper hồi đầu tháng tới thăm Australia và hối thúc nước này hỗ trợ chiến dịch tuần tra eo biển chiến lược ngoài khơi Iran.

"Sự đóng góp của chúng tôi sẽ có quy mô và thời gian giới hạn. Các hành động gây bất ổn liên quan tới tuyến hàng hải huyết mạch ở Vùng Vịnh gần đây là mối đe dọa với lợi ích của Australia trong khu vực", Thủ tướng Morrison nói.

Bộ trưởng Quốc phòng Australia Linda Reynolds cho biết các binh sĩ sẽ có mặt tại trung tâm điều phối hoạt động an ninh tại Bahrain trong vài tuần tới.

Máy bay tuần thám P-8A sẽ bắt đầu tuần tra trong một tháng trên eo biển Hormuz vào cuối năm nay, còn tàu hộ vệ sẽ tới Vùng Vịnh vào tháng 1-2020 và làm nhiệm vụ trong 6 tháng.

Máy bay P-8A Poseidon là “sát thủ săn ngầm” hiện đại bậc nhất thế giới hiện nay. Với kho vũ khí khủng khiếp mang theo, P-8A có thể dễ dàng vô hiệu hóa tàu ngầm của đối phương.

Khi phát hiện ra tàu ngầm đối phương, P-8A liền thả ngư lôi để tiêu diệt.

Ngoài ngư lôi, P-8A cũng có thể thả các loại bom diệt ngầm hoặc tên lửa diệt hạm.

Có thể nói, P-8A Poseidon hiện là máy bay săn ngầm lớn nhất hiện đại nhất và cũng là sát thủ săn ngầm mạnh nhất hiện nay.

Đây là loại máy bay tuần tiễu trên biển đa chức năng do hãng Boeing nghiên cứu phát triển trên cơ sở chiếc máy bay chở khách Boeing 737.

Tập đoàn Boeing bắt đầu bàn giao P-8 cho Hải quân Mỹ từ năm 2012.

Dự định hải quân Mỹ sẽ mua khoảng 117 chiếc P-8 phục vụ cho các hoạt động giám sát hàng hải trên khắp thế giới và thay thế dần cho phi cơ P-3C Orion. Trong khi đó các quốc gia đồng minh Mỹ cũng đang đặt mua dòng máy bay này.

Máy bay tuần tra săn ngầm P-8A Poseidon dài 39,47 mét với độ sải cánh 35,72 mét.

Trọng lượng không tải của P-8A là 62.730 kg và trọng lượng tối đa khi cất cánh là 85.370 kg.

P-8A có khả năng đạt tốc độ tối đa là 907 km/giờ, vận tốc hành trình là 815 km/h và tầm hoạt động tới 3.700 km.

Cảm biến chính của P-8 là radar AN/APY-10 gắn ở mũi máy bay. Radar cung cấp hình ảnh có độ phân giải cao với khả năng phát hiện, phân loại các tàu mặt nước hay tàu ngầm nổi lên.

Để dò tìm tàu ngầm đối phương, ngoài MAD, P-8 còn được trang bị hệ thống phao định vị thủy âm thả xuống mặt nước nhằm phát hiện các mục tiêu ẩn trong lòng biển.

P-8A Poseidon có trần bay (độ cao tối đa) là 12.496 m. P-8A có thể bay xa hơn và thực hiện nhiệm vụ lâu hơn những chiếc P-3.

P-8A có phi hành đoàn gồm 9 người, trong đó có 2 phi công và 7 nhân viên kỹ thuật.

Máy bay này được trang bị hệ thống radar tối tân cùng với một loạt ngư lôi và tên lửa chống hạm. “Hỏa lực” của dòng máy bay hải quân này là 11 móc treo dưới thân và cánh để lắp bom, với 5 điểm treo trong thân và 6 điểm treo ngoài cánh.

Vũ khí chính của P-8A là ngư lôi chống ngầm hạng nhẹ Mk.54. Nó được thả khỏi máy bay với sự trợ giúp của dù, khi tiếp cận mặt nước động cơ sẽ kích hoạt để tiến đến mục tiêu. Ngoài ra còn có bom chống ngầm và tên lửa diệt hạm.

P-8A có thể bay xa hơn và thực hiện nhiệm vụ lâu hơn những chiếc P-3.

Máy bay tuần biển P-8A làm việc với các vệ tinh có nhiệm vụ giám sát các căn cứ tàu ngầm, phối hợp với các tàu mặt nước để tiêu diệt mục tiêu một khi có lệnh.

Việt Hùng

Nguồn ANTĐ: http://anninhthudo.vn/quan-su/anh-trung-dong-cang-thang-khi-uc-dieu-sat-thu-diet-tau-ngam-toi-cua-ngo-iran/822704.antd