Truman lệnh ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản như thế nào?

Trong tất cả các biên niên sử của loài người, không có sự kiện nào nguy hiểm tàn khốc bằng vụ đánh bom nguyên tử xuống Nhật Bản.

Chưa đầy 4 tháng sau khi nhậm chức, Tổng thống thứ 33 của Mỹ, Harry Truman đã ra lệnh ném quả bom nguyên tử đầu tiên có tên Little Boy xuống Hiroshima, Nhật Bản đầu tháng 8/1945, làm trên 90.000 người phải thiệt mạng trong đau đớn, quằn quại.

Truman trực tiếp điều hành vụ ném bom trên tuần dương hạm USS Augusta

Cuối tháng 10-2017, tại Mỹ người ta đã phát hành cuốn sách mang tên From THE ACCIDENTAL PRESIDENT: Harry S. Truman and the Four Months that Changed the World (tạm dịch: Harry S. Truman và bốn tháng làm thay đổi thế giới) của tác giả A.J. Baime.

Theo ấn phẩm, từ ngày 6/8/1945, khi quả bom nguyên tử đầu tiên ném xuống Hiroshima, loài người đã phải chứng kiến nỗi sợ hủy diệt kinh hoàng của vũ khí hạt nhân.

Harry Truman trên tuần dương hạm USS Augusta để trực tiếp chỉ đạo ném quả bom nguyên tử đầu tiên xuống Nhật Bản.

Harry Truman trên tuần dương hạm USS Augusta để trực tiếp chỉ đạo ném quả bom nguyên tử đầu tiên xuống Nhật Bản.

Trong tất cả các biên niên sử của loài người, không có sự kiện nào tàn khốc nguy hiểm bằng vụ đánh bom nguyên tử nói trên, và không một nhân vật lịch sử nào sánh với Harry Truman được, người đã trực tiếp chỉ huy và ra lệnh cho quân đội sử dụng vũ khí nguy hiểm này để giết hại dân thường và cả người Mỹ, chỉ chưa đầy 4 tháng sau khi nhậm chức tổng thống.

Theo sách đã dẫn, chưa đầy bốn tháng sau khi nhậm chức và ngay sau tham dự Hội nghị Potsdam trở về, Harry Truman đã ra lệnh thực hiện ngay một chương trình bí mật, trực tiếp chỉ huy ném quả bom nguyên tử đầu tiên xuống Nhật Bản.

Tác giả tác giả A.J. Baime và ấn phẩm “From THE ACCIDENTAL PRESIDENT: Harry S. Truman and the Four Months that Changed the World“.

Và theo chính lời Harry Truman thú nhận, đây là sản phẩm của Dự án Manhattan, và đã "thành công ngoiaf mong đợi".

Theo sách đã dẫn, đêm đầu tiên trên biển Truman đã cho phép mọi người tập trung trong cabin của Bộ trưởng Ngoại giao James F. Byrnes để thưởng thức bộ phim Wonder Man, nói về chủ hộp đêm bị bọn côn đồ sát hại, sau nhiều ngày làm việc tại Hội nghị Posdam trở về.

Xem được một đoạn, Truman đã quay về cabin của mình và nghĩ đến một một kế hoạch mới vô cùng quan trọng và bí mật.

Chương trình nhằm chứng minh khả năng sản xuất bom nguyên tử của Mỹ và xa hơn, nó sẽ làm thay đổi thế giới một cách vĩnh viễn.

Trước đó một ngày, Harry Truman đã viết trong nhật ký: “mục tiêu quân sự, binh lính và thủy thủ Nhật Bản là mục tiêu chính của vụ ném bom chứ không phải là phụ nữ và trẻ em”.

Chắc chắn, Harry Truman thừa biết quả bom này là thành quả của công nghệ mới do các nhà khoa học hàng đầu Mỹ chế ra, nhưng nó lại không thể “phân loại” binh lính với dân thường được. Nhưng kệ, Mỹ không thay đổi ý định, bởi mục đích chính là để kết thúc chiến tranh.

Ở Viễn Đông, quân đội Nhật tiếp tục bị thất bại thảm hại, nhất là khi Mỹ huy động pháo đài bay B-29 để ném bom xuống các thành phố lớn như Mito, Fukuyama và Otsu.

Vào ngày 2/8/1945 Truman bắt đầu cuộc hành trình xuyên Đại Tây Dương trên tuần dương hạm Augusta.

Lúc này tướng Curtis LeMay là người đứng đầu bộ tư lệnh mang tên Chiến dịch ném bom số 21 đã hé lộ một cuộc chiến “âm thầm và bí mật”, được tờ New York Times gọi là “cuộc không chiến lớn nhất trong lịch sử nhân loại”.

Với 900 chiếc B-29 được huy động làm nhiệm vụ tấn công mục tiêu bằng 6.632 tấn bom thông thường và bom gây cháy. Những trận bom liên tiếp nhấn chìm nhiều dặm của các thành phố lớn của Nhật Bản, và tệ hơn, phía Nhật không hề có bất kỳ sự chống trả nào.

Khi tuần dương hạm Augusta tiến sâu vào Đại Tây Dương, sự tò mò của Truman đối với quả bom nguyên tử đầu tiên bắt đầu trỗi dậy.

Cũng trong thời gian này, Phòng bản đồ (AMR) của Augusta đã giúp Tổng thống liên hệ mọi thông tin cần thiết về Dự án Manhattan.

Các nhân viên của Nhà Trắng liên tục cập nhật thông tin để cung cấp kịp thời cho Tổng thống, đến giờ phút cuối cùng chưa thấy có trục trặc nào xảy ra.

Máy bay B-29 Superfortress của do Boeing sản xuất đang trong tư thế sẵn sàng cất cánh.

Vào lúc 2 giờ chiều vào ngày 5/8, từ trụ sở chính Guam, nam Thái Bình Dương, Tướng LeMay đã đưa ra quyết định cuối cùng, chọn máy bay 509 để ném quả bom nguyên tử đầu tiên vào ngày hôm sau, tức ngày 6 tháng 8.

Cũng phải nói thêm rằng, Dự án Manhattan, nơi sản xuất hai trái bom nguyên tử đầu tiên ném xuống Nhật Bản được Mỹ giữa bí mật tuyệt đối cho đến phút trót.

Ngay cả LeMay cũng chỉ biết nó là bom nguyên tử trước vài giờ khi được thả xuống Nhật.

Một sứ giả đặc biệt đã bay đến tận trụ sở của LeMay ở Guam để thông báo tóm tắt. "Tôi không biết nhiều về quả bom này và cũng không hỏi nhiều về nó.

Vả lại tôi không có nhiệm vụ biết quá sâu về loại bom này, và nó cũng không cần thiết cho tôi.

Nhiệm vụ chính là ném trái bom đầu tiên này xuống Hiroshima theo lệnh của tổng thống”, LeMay nhớ lại. Theo nguồn tin tình báo, Hiroshima là “một thành phố quân sự với rất nhiều vũ khí, khí tài quan trọng. Ngoài ra Hiroshima không có trại POW (tù nhân chiến tranh), vì vậy người Mỹ tin rằng chắc chắn họ sẽ không giết hại dân thường.

Theo tình báo Mỹ, LeMay vẫn chưa đánh trúng đích ở Hiroshima, và thực tế nó không phải là thành phố quân sự mà là thành dân sinh đang phát triển thịnh vượng, dân số trên 318.000 người.

Buổi chiều ngày 5 tháng 8, trên đảo Tinian, binh lính Mỹ đã tập kết trái bom nguyên tử đầu tiên mang tên Little Boy (Cậu Nhóc), đưa nó ra khỏi kho chứa.

Hàng chục người đàn ông mặc đồng phục tay xắn cao với nét mặt đăm chiêu thất thần giống như thể đưa người chết vào nhà xác.

Nguồn Đất Việt: http://baodatviet.vn/quoc-phong/ho-so/truman-lenh-nem-bom-nguyen-tu-xuong-nhat-ban-nhu-the-nao-3363193/