Trực tuyến hình ảnh: GLTT 'Những điểm mới liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động, người sử dụng lao động'

Sáng nay (24/4), gần 300 đoàn viên công đoàn và người lao động thuộc Liên đoàn Lao động huyện Đông Anh đã tham gia Giao lưu trực tuyến 'Những điểm mới liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động, người sử dụng lao động, quy định tại Bộ luật Lao động năm 2019, có hiệu lực từ 1/1/2021'.

Buổi Giao lưu trực tuyến do báo Lao động Thủ đô phối hợp với Liên đoàn Lao động huyện Đông Anh tổ chức nhằm thực hiện chương trình tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2021 của các cấp Công đoàn Thủ đô; đồng thời thiết thực chào mừng kỷ niệm ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4), ngày Quốc tế Lao động (1/5), hưởng ứng Tháng Công nhân năm 2021.

Với sự tham gia tư vấn, trả lời câu hỏi trực tiếp của các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực pháp luật Lao động, Bảo hiểm xã hội, Công đoàn; buổi Giao lưu hướng tới mục đích giúp các doanh nghiệp, cán bộ, công nhân, viên chức, người lao động nâng cao nhận thức về chính sách pháp luật, nhất là những vướng mắc liên quan đến vấn đề tiền lương, bảo hiểm xã hội, an toàn vệ sinh lao động...; từ đó góp phần xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ tại doanh nghiệp.

* Từ 8h: Công nhân, viên chức, lao động thực hiện công tác phòng, chống dịch

Công nhân, viên chức, lao động sát khuẩn tay trước khi vào hội trường buổi Giao lưu.

Công nhân, viên chức, lao động sát khuẩn tay trước khi vào hội trường buổi Giao lưu.

* 8h40: Bắt đầu buổi Giao lưu

Các đại biểu tham dự buổi Giao lưu.

Buổi Giao lưu thu hút gần 300 đoàn viên công đoàn và người lao động tham gia

* 8h45: Phát biểu khai mạc buổi Giao lưu

Phó Tổng Biên tập báo Lao động Thủ đô Nguyễn Văn Bình cho biết, nhằm đáp ứng các mối quan hệ lao động trong bối cảnh mới, đáp ứng các quy chuẩn khi Việt Nam tham gia vào các hiệp định thương mại quốc tế, Bộ luật Lao động đã được sửa đổi, bổ sung và được Quốc hội Khóa XIV thông qua ngày 20/11/2019 với 17 chương, 220 điều, chính thức có hiệu lực thi hành từ 1/1/2021. Sau hơn 3 tháng có hiệu lực, những điều chỉnh, bổ sung của Bộ Luật vẫn là những điều còn mới mẻ mà không ít người lao động và cả người sử dụng lao động còn băn khoăn, muốn tìm hiểu. “Vì thế, việc trang bị, cập nhật những kiến thức pháp luật, nhất là những chế độ chính sách được điều chỉnh, bổ sung trong Bộ luật Lao động năm 2019 tới người lao động, người sử dụng lao động là mục đích của buổi giao lưu trực tuyến mà Báo Lao động Thủ đô và Liên đoàn Lao động huyện Đông Anh phối hợp tổ chức ngày hôm nay. Tôi rất mong các cán bộ, đoàn viên, công nhân viên chức lao động, đại biểu đang có mặt tại hội trường và bạn đọc khắp nơi sẽ không bỏ lỡ cơ hội quý này, đặt nhiều câu hỏi với các chuyên gia của chúng tôi để được giải đáp thỏa đáng” - Phó Tổng Biên tập báo Lao động Thủ đô nhấn mạnh

Theo Chủ tịch Liên đoàn Lao động huyện Đông Anh Nguyễn Văn Hoa, Liên đoàn Lao động huyện Đông Anh phối hợp với báo Lao động Thủ đô tổ chức chương trình Giao lưu trực tuyến về pháp luật lao động nhằm hỗ trợ pháp lý, tập huấn nâng cao kiến thức pháp luật, quyền và nghĩa vụ cho người lao động, người sử dụng lao động. Tại chương trình này các chuyên gia sẽ tư vấn, giải đáp những vấn đề liên quan đến quyền và nghĩa vụ của người lao động, người sử dụng lao động về Luật Lao động, Luật Bảo hiểm xã hội, Luật An toàn vệ sinh lao động…

* 9h: Hỏi đáp giữa công nhân, viên chức, lao động và các chuyên gia

Lãnh đạo Thành phố, báo Lao động Thủ đô và huyện Đông Anh tặng hoa các chuyên gia.

Tham gia giải đáp câu hỏi của cán bộ, công nhân, viên chức, người lao động có các chuyên gia: Bà Hồ Thị Kim Ngân - Phó Trưởng Ban Quan hệ lao động, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam; ông Tạ Văn Dưỡng - Trưởng Ban Chính sách Pháp luật, Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội và bà Tô Thị Kim Định - Phó Giám đốc Bảo hiểm Xã hội huyện Đông Anh.

Chị Nguyễn Thị Tuyên (Công ty Cổ phần Cơ khí Xây lắp Minh Cường) đặt câu hỏi: Một số người lao động ở đơn vị chúng tôi có thời gian công tác ở nhiều nơi và đã có 2 sổ Bảo hiểm xã hội. Tuy nhiên, một sổ Bảo hiểm xã hội đã cũ, chưa được chốt sổ và đơn vị đã giải thể tôi xin hỏi với trường hợp này thì tổng thời gian tham gia Bảo hiểm xã hội của người lao động được tính thế nào?

Chị Phạm Thị Ngát (Trường Mầm non Kim Chung) đặt câu hỏi: Ở trường tôi có một số cán bộ giáo viên đã đủ tuổi về hưu nhưng số năm đóng Bảo hiểm xã hội vẫn chưa đủ. Vậy, người lao động có được quay trở lại đóng tiếp cho đủ năm theo chế độ mới không?

Chị Trần Thị Thu Thảo (Trường chuyên biệt Bình Minh) đặt câu hỏi: Lao động nữ cần đóng Bảo hiểm xã hội ít nhất bao nhiêu tháng trước khi sinh để được hưởng chế độ thai sản?

Anh Phạm Văn Lý (Công ty Trách nhiệm hữu hạn Bảo Yến) đặt câu hỏi: Hiện tại, để đảm bảo quyền lợi, người lao động có tham gia đóng bảo hiểm. Với những người nghỉ việc thì quyền lợi của họ sẽ bị ngắt quãng. Để nối tiếp quyền lợi thì người lao động có thể tự nguyện tham gia đóng nối tiếp bảo hiểm không?. Nếu được thì thời gian tham gia như thế nào?. Người lao động đang đăng ký khám, chữa bệnh tại Bệnh viện Đa khoa Đông Anh, nếu chuyển việc, ví dụ anh ta sẽ chuyển sang hộ gia đình đóng bảo hiểm thì có được khám tại Bệnh viện Đa khoa Đông Anh tiếp hay không hay chuyển về y tế địa phương?

Anh Hồ Sỹ Tiến (Chủ tịch Công đoàn Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu Hà Anh) đặt câu hỏi: Người lao động nghỉ việc không có lí do có được xem là hành vi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật không?. Thỏa ước lao động tập thể giúp đảm bảo quyền lợi cho người lao động. Xin chuyên gia cho biết, nếu người sử dụng lao động cố tình không ký Thỏa ước lao động tập thể thì sẽ bị xử lý như thế nào?

Chị Hoàng Thị Hiến (Công ty Cổ phần Môi trường Đô thị Đông Anh) đặt câu hỏi: Thực hiện Thỏa ước lao động tập thể tại doanh nghiệp được quy định thế nào theo Bộ luật Lao động 2019?. Công ty tôi vừa ký xong một Thỏa ước lao động tập thể. Nếu sau này điều kiện cũng như môi trường làm việc của công ty có sự thay đổi mà bắt buộc các Thỏa ước lao động tập thể trước đây cũng phải thay đổi theo thì công ty có được thực hiện Thỏa ước lao động tập thể cũ hay không, hay phải tiến hành ký kết một Thỏa ước lao động tập thể mới thay cho Thỏa ước lao động đã ký trước đây?

Một độc giả đặt câu hỏi trực tuyến: Sau khi xem Bộ luật Lao động năm 2019, công ty tôi không tìm thấy phần nội dung về lao động mùa vụ. Đề nghị chuyên gia hướng dẫn về những yêu cầu khi thực hiện công việc với lao động mùa vụ để công ty có thể đảm bảo các yêu cầu tuân thủ.

Chị Lê Thị Ngãi (Xã Kim Chung) đặt câu hỏi: Đối với người lao động đang chờ làm bảo hiểm thất nghiệp thì không may phải đi khám bệnh thì có được hưởng bảo hiểm xã hội hay không?. Thay đổi căn cước công dân từ 9 số lẻn 12 số có phải đến cơ quan bảo hiểm cấp lại hay không?

Anh Chu Mạnh Tùng (Công ty Cổ phần Vận tải Thương mại Du lịch Đông Anh) đặt câu hỏi: Khi người lao động 55 tuổi đã làm thủ tục nghỉ hưu và nhận lương hưu thì doanh nghiệp có được tuyển dụng lao động đó được hay không?

Chị Đỗ Thị Thanh Vân (Trường Tiểu học Thị trấn Đông Anh) đặt câu hỏi: Trường hợp mẹ đang trong thời gian nghỉ thai sản, con mới sinh bị ốm đau mà mẹ đang hưởng chế độ thai sản, như vậy người cha có được hưởng chế độ con ốm hay không?

Chị Phạm Thị Ánh (Mầm non Tiên Dương) đặt câu hỏi: Chồng tôi đóng bảo hiểm 31 năm 5 tháng đi khám sức khỏe được xác định mất sức 81% không đủ sức khỏe lao động nữa. Khi làm thủ tục nghỉ hưu chồng tôi chỉ được hưởng 56 % lương thì đúng hay không?

* 9h50: Giao lưu với công nhân, viên chức, lao động

Ông Ngô Quang Khánh - Đại diện Ban Quan hệ lao động, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tặng quà công nhân, viên chức, lao động trả lời đúng câu hỏi giao lưu.

Ông Kiều Thanh Hùng - Phó Chủ tịch thường trực Hội Nhà báo thành phố Hà Nội tặng quà cho công nhân, viên chức, lao động.

Tổng Biên tập báo Lao động Thủ đô Lê Thị Bích Ngọc tặng quà cho công nhân, viên chức, lao động tham gia trả lời câu hỏi giao lưu.

Chủ tịch Liên đoàn Lao động huyện Đông Anh Nguyễn Văn Hoa tặng quà cho công nhân, viên chức, lao động.

Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động huyện Đông Anh Nguyễn Thị Thu Phương tặng quà công nhân, viên chức, lao động trả lời đúng câu hỏi giao lưu.

* 10h00: Cán bộ, công chức, viên chức tiếp tục đặt câu hỏi với các chuyên gia

Chị Đỗ Thị Mai (Trường Tiểu học Lê Hữu Tựu) đặt câu hỏi: Đối với người lao động đã thừa năm công tác và năm đóng Bảo hiểm xã hội nhưng chưa đủ tuổi nghỉ hưu, do sức khỏe yếu không lao động tiếp được thì được tính chế độ nghỉ hưu như thế nào?. Nếu nghỉ hưu lĩnh theo chế độ một cục thì có được hưởng bảo hiểm y tế không?

Chị Nguyễn Thị Hải (Trường Tiểu học Xuân Canh) đặt câu hỏi: Người lao động khi đi khám chữa bệnh mà không đúng tuyến theo Bảo hiểm y tế đã đóng thì có được hưởng quyền lợi Bảo hiểm y tế không?. Trên thẻ Bảo hiểm y tế có ghi, thời hạn ddur5 năm liên tục từ ngày 1/1/2015. Vậy người lao động được thêm những quyền lợi gì khi đi khám hoặc điều trị nội trú so với thẻ Bảo hiểm y tế không có dòng chữ đủ 5 năm liên tục?

Chị Mai Thị Thu Thảo (Trường Mầm non Hoa Lâm) đặt câu hỏi: Người lao động đã tham gia đóng bảo hiểm được 25 năm, sau đó có phải đóng tiếp hay không?

Một độc giả đặt câu hỏi trực tuyến: Một người lao động làm việc về cơ khí, được công ty quyết định cử ra nước ngoài tham gia hội chợ và giới thiệu sản phẩm của công ty, nhưng trong quá trình làm việc bị tai nạn ở nước ngoài. Trường hợp này có được xem là tai nạn lao động không, người lao động này có được thanh toán chi phí khám chữa bệnh ở nước ngoài không?

Chị Nguyễn Thị Ngọc Điệp (Trường Mầm non Mai Lâm) đặt câu hỏi: Tôi muốn hỏi về chế độ làm ngoài giờ của giáo viên mầm non?

Chị Lê Thị Bé (Công ty Trách nhiệm hữu hạn Bê tông đúc sẵn và Cơ khí Bình Dương) đặt câu hỏi: Theo quy định, phụ nữ sinh con được nghỉ chế độ thai sản 6 tháng. Tuy nhiên, sau khi nghỉ chế độ thai sản 4 tháng, tôi đã quay trở lại công ty làm việc. Vậy xin hỏi, trong 2 tháng nghỉ thai sản còn lại, tôi có vừa được nhận chế độ từ Bảo hiểm xã hội và vừa nhận lương của công ty không?

Nhóm P.V

Nguồn LĐTĐ: https://laodongthudo.vn/truc-tuyen-hinh-anh-gltt-nhung-diem-moi-lien-quan-den-quyen-loi-va-nghia-vu-cua-nguoi-lao-dong-nguoi-su-dung-lao-dong-121778.html