Trực tuyến hình ảnh: Đối thoại những điểm mới về chế độ lương, bảo hiểm xã hội có hiệu lực từ 1/1/2021

Sáng nay (2/7), tại hội trường Công ty TNHH MTV Nước sạch Hà Nội, báo Lao động Thủ đô đã phối hợp với Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội tổ chức giao lưu trực tuyến với chủ đề 'Những điểm mới về lương, bảo hiểm xã hội, an toàn vệ sinh lao động trong bộ Luật Lao động năm 2019, có hiệu lực từ ngày 1/1/2021'.

Với sự tham gia giao lưu, trả lời câu hỏi trực tiếp của các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực pháp luật lao động, buổi giao lưu hướng tới mục đích trang bị, nâng cao kiến thức pháp luật về lao động cho đoàn viên, người lao động và chủ sử dụng lao động, qua đó góp phần xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ tại doanh nghiệp.

* 8h30: Khai mạc buổi giao lưu

Các đại biểu tham dự buổi giao lưu.

Các đại biểu tham dự buổi giao lưu.

Dự buổi giao lưu trực tuyến có các đại biểu: ông Phạm Bá Vĩnh - Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội; ông Lê Hồng Phong - Trưởng Ban Chính sách pháp luật, Công đoàn Xây dựng Việt Nam; ông Nguyễn Bá Châu - Ủy viên Thường vụ, Chánh Văn phòng Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội; ông Nguyễn Đức Nghĩa - Phó Phòng Quản lý báo chí, Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội; bà Lê Thị Bích Ngọc - Ủy viên Thường vụ Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội, Tổng Biên tập báo Lao động Thủ đô; bà Nguyễn Thị Thanh - Chủ tịch Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội; ông Nguyễn Quang Huy - Giám đốc Chi cục Giám định Xây dựng, Sở Xây dựng Hà Nội; ông Trần Quốc Hùng - Phó Bí thư Đảng ủy, Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Nước sạch Hà Nội; ông Trương Tiến Hưng - Phó Tổng Giám đốc, Phó Chủ tịch Công đoàn Công ty TNHH MTV Nước sạch Hà Nội; bà Phạm Thị Vân Hương - Chủ tịch Công đoàn Công ty TNHH MTV Nước sạch Hà Nội.

Buổi giao lưu còn có sự tham dự của gần 200 cán bộ công đoàn và người lao động trực thuộc Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội.

Phát biểu chỉ đạo tại buổi giao lưu, Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội Phạm Bá Vĩnh ghi nhận và nhiệt liệt biểu dương những cố gắng, nỗ lực của báo Lao động Thủ đô trong việc thường xuyên phối hợp với các Công đoàn cấp trên cơ sở, trong đó có Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội để tổ chức các buổi giao lưu trực tuyến nhằm trang bị, nâng cao kiến thức pháp luật cho đoàn viên, công nhân viên chức lao động. Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội đề nghị các công nhân lao động hãy thẳng thắn, mạnh dạn nêu nhiều câu hỏi để tìm hiểu rõ về các chính sách này và đề nghị các chuyên gia sẽ vận dụng tốt các kiến thức lý thuyết cũng như kinh nghiệm thực tiễn, trang bị thông tin đầy đủ, thiết thực nhất đối với người lao động.

Khai mạc buổi giao lưu, bà Lê Thị Bích Ngọc - Tổng Biên tập báo Lao động Thủ đô cho biết: Với mong muốn giúp người lao động có thêm kiến thức về những điểm mới của Bộ Luật Lao động sẽ có hiệu lực từ 1/1/2021, nhất là những điểm mới về chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội và an toàn lao động, áp dụng vào thực tế tình huống của mình, hôm nay, báo Lao động Thủ đô mời các chuyên gia đến đây là những người rất am hiểu các lĩnh vực này, đã sẵn sàng truyền đạt, hướng dẫn và giải đáp các khúc mắc mà người lao động quan tâm.

Phát biểu tại buổi giao lưu, bà Nguyễn Thị Thanh - Chủ tịch Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội cho hay: Công đoàn Ngành phối hợp với báo Lao động Thủ đô tổ chức giao lưu trực tuyến nhằm hỗ trợ pháp lý, tập huấn nâng cao kiến thức pháp luật, quyền và nghĩa vụ cho người lao động. Tại diễn đàn này các chuyên gia tư vấn, giải đáp những vấn đề liên quan đến quyền và nghĩa vụ của người lao động, về các điểm mới trong Luật Lao động, Luật Bảo hiểm xã hội, Luật An toàn vệ sinh lao động.

Lãnh đạo thành phố Hà Nội, Báo Lao động Thủ đô và Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội tặng hoa các chuyên gia.

* 9h00: Công nhân lao động đặt câu hỏi trực tiếp với các chuyên gia (xem toàn bộ nội dung buổi giao lưu tại đây)

Các chuyên gia trả lời những thắc mắc trực tiếp của công nhân viên chức lao động cũng như bạn đọc trực tuyến gồm bà Hồ Thị Kim Ngân - Phó Trưởng Ban Quan hệ lao động Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam; Luật sư, Thạc sĩ Nguyễn Văn Hà - Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội; bà Dương Thị Minh Châu - Trưởng phòng Truyền thông và Phát triển đối tượng, Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội.

Ông Đinh Văn Cường (Chủ tịch Công đoàn Xí nghiệp kinh doanh Nước sạch Đống Đa) đặt câu hỏi: Việc đối thoại giữa chủ sử dụng lao động và người lao động có thay đổi gì theo Bộ Luật lao động mới? Người lao động đi làm đã 40 năm và muốn đóng tiền bảo hiểm xã hội cao lên để sau nay về hưu được hưởng lương hưu cao hơn thì có được hay không?

Chị Trần Thị Hồng Vân (Xí nghiệp kinh doanh Nước sạch Cầu Giấy) đặt câu hỏi: Việc tăng tuổi nghỉ hưu trong Bộ Luật lao động mới được triển khai như thế nào? Có khác biệt gì giữa lao động phổ thông doan nghiệp và lao động hành chính nhà nước?

Chị Phạm Thị Kim Thanh (Phụ trách Phòng Hợp tác phát triển, Công ty TNHH MTV Nước sạch Hà Nội) đặt câu hỏi: Đối với Bộ Luật lao động mới, người lao động và người sử dụng lao động khi chấm dứt hợp đồng thì cần phải làm những gì để đúng luật?

Một bạn đọc đặt câu hỏi trực tuyến: Người lao động bị bệnh tim mạch phải khám định kỳ tại bệnh viện theo yêu cầu của bác sĩ tại bệnh viện (có hồ sơ bệnh án). Vậy ngày đi khám đó do doanh nghiệp trả lương hay bảo hiểm xã hội thanh toán và thủ tục thanh toán gồm những giấy tờ gì để người lao động đuộc hưởng lương ốm?

Anh Công Nghĩa Cảnh (Nhà máy nước Cáo Đỉnh) đặt câu hỏi: Trường hợp nào thì người lao động sẽ không được hưởng trợ cấp lao động?

Chị Phạm Thị Vân Hương (Chủ tịch Công đoàn Công ty TNHH MTV Nước sạch Hà Nội) đặt câu hỏi: Những đồng chí trong doanh nghiệp được bổ nhiệm Hội đồng thành viên như Tổng giám đốc, kế toán trưởng, Hội đồng thành viên thì có cần có hợp đồng lao đồng hay không? Hợp đồng thử việc có được xem là hợp đồng lao động không?

Chị Nguyễn Lan Anh (Công ty Du lịch công đoàn Hà Nội) đặt câu hỏi: Cách tính bảo hiểm ốm đau cho người lao động theo Bộ Luật lao động mới?

Chị Vũ Thanh Thu (Nhà máy nước Yên Phụ) đặt câu hỏi: Cha mẹ mất thì được nghỉ 3 ngày. Nếu với trường hợp trong 3 ngày nghỉ chung với 1 ngày nghỉ hàng tuần của người lao động thì có được nghỉ bù không?

Chị Lương Thu Hương (Chủ tịch Công đoàn Xí nghiệp kinh doanh nước sạch Ba Đình) đặt câu hỏi: Theo Bộ Luật lao động mới, đối với cán bộ công nhân viên mới làm tại công ty được 5 năm nhưng đã làm ở các đơn vị khác 20 năm thì có được cộng thêm ngày nghỉ phép năm hay không?

* 9h45: Giao lưu với công nhân viên chức lao động

Tổng Biên tập báo Lao động Thủ đô Lê Thị Bích Ngọc tặng quà cho công nhân viên chức lao động tham gia phần giao lưu.

Chủ tịch Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội Nguyễn Thị Thanh tặng quà cho công nhân viên chức lao động.

Ông Trần Quốc Hùng - Phó Bí thư Đảng ủy, Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Nước sạch Hà Nội tặng quà cho công nhân lao động trả lời đúng câu hỏi giao lưu.

* 9h50: Công nhân viên chức lao động tiếp tục đặt câu hỏi với các chuyên gia

Anh Nguyễn Tuấn Anh (Nhà máy nước Gia Lâm) đặt câu hỏi: Việc xây dựng thang bảng lương được xây dựng thế nào trong bộ Luật Lao động mới?

Ông Phí Văn Thuận (Nhà máy nước Gia Lâm) đặt câu hỏi: Nếu công nhân A mắc bệnh hiểm nghèo trong năm 2020 và xin chấm dứt hợp đồng lao động thì chế độ hưởng lương hưu giữa Bộ Luật cũ và mới có gì khác nhau không? Nếu người lao động nghỉ hưu vào năm 2021 sẽ được tính lương hưu như thế nào?

Anh Nguyễn Thanh Dũng (Nhà máy nước Mai Dịch) đặt câu hỏi: Tiền lương làm thêm giờ theo Bộ Luật mới có gì khác không? Nếu doanh nghiệp chỉ chi trả 1 phần tiền lương theo quy định và chi trả bằng hình thức khác thì có đúng quy định hay không?

Chị Trần Thị Hằng (Nhà máy nước Bắc Thăng Long) đặt câu hỏi: Trong sổ bảo hiểm xã hội của tôi ghi thông tin theo chứng minh thư cũ nhưng theo quy định là ghi theo căn cước công dân mới vậy tôi phải thay đổi thông tin như thế nào để đồng nhất?

* 10h15: Tiếp tục giao lưu với công nhân viên chức lao động

Ông Trương Tiến Hưng - Phó Tổng Giám đốc, Phó Chủ tịch Công đoàn Công ty TNHH MTV Nước sạch Hà Nội trao quà cho công nhân viên chức lao động trả lời đúng câu hỏi giao lưu.

* 10h20: Công nhân viên chức lao động đặt câu hỏi với các chuyên gia

Anh Nhâm Như Toại (Xí nghiệp kinh doanh nước sạch Hoàng Mai) đặt câu hỏi: Thời gian đóng bảo hiểm xã hội của tôi có khoảng ngắt quãng. Vậy tôi có thể tham gia đóng bảo hiểm tự nguyện trong quãng thời gian chưa đóng để bù vào không?

Chị Hoàng Thị Hạnh (quận Ba Đình, Hà Nội) gửi câu hỏi trực tuyến: Mẹ tôi đóng bảo hiểm xã hội tại quận Ba Đình . Mẹ tôi có ghi trong căn cước công dân sinh năm 1940, tuy nhiên thẻ bảo hiểm lại ghi năm sinh 1941. Khi đi khám, bệnh viện yêu cầu để được hưởng chế độ chữa bảo hiểm phải ra công an phường xác nhận hai người là một. Xin bảo hiểm sửa thì cơ quan bảo hiểm trả lời hồ sơ lưu như vậy. Vậy giờ mẹ tôi muốn sửa thông tin thì phải làm như thế nào và cần những thủ tục gì?

Ông Phí Văn Thuận (Nhà máy nước Gia Lâm) tiếp tục đặt câu hỏi: Người lao động có thời gian tham gia nghĩa vụ quân sự có thời gian quy đổi sau khi ghép nối với quá trình công tác thì thời thời gian quy đổi có đưỡc ghép nối hay không?

Anh Vũ Bảo Dương (Nhà máy nước Yên Phụ) đặt câu hỏi: Hiện nay, tôi có tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc nhưng vợ lại không tham gia. Vậy khi vợ tôi sinh con thì có được hưởng chế độ trợ cấp gì không?

* 10h45: Bế mạc buổi giao lưu

Cán bộ công đoàn, các chuyên gia giao lưu văn nghệ.

Nhóm P.V

Nguồn LĐTĐ: https://laodongthudo.vn/truc-tuyen-hinh-anh-doi-thoai-nhung-diem-moi-ve-che-do-luong-bao-hiem-xa-hoi-co-hieu-luc-tu-112021-109951.html