Trồng sưa thế nào... cây nhanh lớn, thu nhập chục tỷ?

Cây sưa mang lại giá trị kinh tế cao, những cây sưa lâu năm quý hiếm có giá trị lên tới hàng chục tỷ đồng.

Tại đình làng Quán Giá, xã Yên Sở (huyện Hoài Đức, Hà Nội) có 3 cây sưa hàng trăm tuổi quý hiếm.

Tại đình làng Quán Giá, xã Yên Sở (huyện Hoài Đức, Hà Nội) có 3 cây sưa hàng trăm tuổi quý hiếm.

Cây sưa cổ thụ nhất được ước tính hơn 100 năm tuổi nằm ngay trước đình, có đường kính hơn 1m, cỡ hai vòng tay người lớn, cao khoảng 15 m và tán lá tỏa ra rộng. Cây sưa này từng được giới kinh doanh gỗ trả giá trên 60 tỷ đồng.

Khoảng 10 năm trở lại đây, gỗ sưa được coi như báu vật, giá bán đắt hơn vàng ròng. Sưa lớn, sưa bé đều được thương lái lùng mua ráo riết.

Loại lõi nhỏ có giá bán 3-5 trăm ngàn đồng/kg, loại lâu năm có giá 40-50 triệu đồng/kg. Thậm chí, thời điểm sốt giá, kể cả cành, lá, gốc, rễ… cũng được thương lái mua hết.

Cây sưa trên 130 tuổi ở làng Phụ Chính, xã Hòa Chính, huyện Chương Mỹ. Thời điểm sưa sốt giá, cây sưa này từng được thương lái định giá tới 100 tỷ đồng.

Tuy nhiên kỹ thuật trồng cây sưa làm sao để mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất quả thực không hề đơn giản. Bởi cây sưa là loài trồng lâu năm lại quý hiếm nên đòi hỏi người trồng cây sưa phải thực sự kiên trì.

Sưa là cây gỗ nhỡ, rụng lá theo mùa, cao từ 6-12m, sinh trưởng trung bình. Thân cây dạng hợp trục, dáng phân tán. Vỏ thân cây màu vàng nâu hay xám, nứt dọc. Cành non màu xanh, có lông mịn thưa. Lá mọc cách, cấu tạo lá dạng kép lông chim lẻ, mỗi là kép có từ 9-17 lá chét đính so-le trên cuống chính.

Cây sưa thuộc loại ưa sáng, ưa đất sâu, dày, độ ẩm cao. Đất trồng sưa nên dưới 30 độ, không bị ngập úng, đất không bị ô nhiễm hay nhiễm khuẩn và có độ sáng cao...

Kỹ thuật trồng cây sưa bằng cách gieo hạt hoặc cũng có thể trồng bầu cây. Nếu gieo hạt thời gian sinh trưởng chậm hơn nhưng tỷ lệ kháng bệnh lại cao hơn.

Cây Sưa muốn rút ngắn chu kỳ kinh doanh mà cây đạt được gỗ thương phẩm thì phải thường xuyên chăm sóc. Để tiết kiệm thời gian cũng như công chăm sóc bạn nên trồng vào đầu mùa mưa, tiết kiệm chi phí nhân công tưới nước. Trồng ít trong vườn nhà hoặc trồng nơi có thể chủ động được nước tưới ta có thể trồng quanh năm, không cần theo mùa vụ.

Sau khi trồng 1 tháng, cây phát triển bình thường có thể bón các loại phân hóa học để kích thích sự phát triển của cây.

Dù đã qua thời kỳ cao điểm, nhưng cây sưa vẫn mang lại giá trị kinh tế cao nếu được trồng và chăm sóc đúng cách bởi theo quan niệm của người dân, gỗ sưa dùng làm đồ tâm linh, phong thủy rất tốt.

Ống kính máy ảnh làm từ gỗ.

Thùy Dung

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/nguoi-viet-ham-trong-cay-sua-chi-phi-beo-thu-nhap-sieu-khung-1453966.html