Trồng cây 'hạnh phúc' để có hạnh phúc viên mãn, nhất là người mệnh Kim càng không nên bỏ qua

'Cây hạnh phúc' là loại cây trồng khá nổi tiếng trong thời gian gần đây và được nhiều người săn đón. Người ta tin rằng trồng một cây hạnh phúc trong nhà sẽ mang đến sự đầm ấm, hạnh phúc trong gia đình.

Cây hạnh phúc xuất xứ từ Nam Âu và Tây Á có tên khoa học là Alpinia purpurata, dân gian ta vẫn thường gọi là gừng kiểng. Đúng như tên gọi đặc biệt của mình, theo phong thủy, đây là một loài cây vừa đẹp vừa mang nhiều ý nghĩa như hạnh phúc, an yên, sức khỏe. Những tán lá xanh tươi, mượt mà của cây gợi lên niềm tin, niềm hy vọng, mang đến bình an và xua tan những điều xui xẻo. Dáng cây thanh cao, sang trọng góp phần trang trí cho không gian thêm đẹp đẳng cấp và tinh tế. Sự xuất hiện của loài cây này luôn khiến gia chủ cảm thấy thư thái, bình an, viên mãn trong tâm hồn.

Ý nghĩa phong thủy của cây hạnh phúc

Cây hạnh phúc là cây có ý nghĩa phong thủy khá tốt, giúp hóa giải những điều không lành, tạo ra may mắn và bình an trong cuộc sống. Trên cây là những tán lá màu xanh mát nên đặc biệt phù hợp nhất với người mang mệnh Kim. Bởi màu xanh lá cây là màu sắc giải hạn cho người mệnh này, cân bằng cuộc sống, mang lại tại lộc và vận may.

Cách trồng và chăm sóc cây hạnh phúc

Hạnh phúc thuộc loại cây thân gỗ nên có tuổi thọ cao, lại dễ trồng, dễ chăm sóc, có thể trồng quanh năm, nhưng thời gian thích hợp nhất nên trồng là đầu mùa mưa. Đất để trồng cây Hạnh phúc thích hợp nhất là loại đất tơi xốp, màu mỡ, có khả năng thoát nước tốt.

Tùy thuộc vào điều kiện thời tiết mà cung cấp nước cho cây, chỉ nên tưới khi thấy vị trí đất quanh gốc có dấu hiệu bị khô, nên tưới cây vào sáng sớm.Để cây sinh trưởng tốt, chúng cần được tưới vào sáng sớm đặc biệt khi gốc có dấu hiệu bị khô.

Bên cạnh đó, cây cần tránh nhiều ánh sáng mặt trời chiếu rọi trực tiếp nếu không sẽ bị sinh trưởng kém, héo lá. Tốt nhất, bạn nên để cây trong hiên nhà hoặc bên ngoài vườn sau khi đã dùng lưới che bớt 30% ánh sáng. Ngoài ra, cũng nên hạn chế di chuyển cây từ chậu này sang chậu khác. Khi cây bắt đầu ra hoa nên bổ sung thêm phân Kali bên cạnh phân hữu cơ vẫn thường dùng.

Loan Mạc (Tổng hợp)

Hình ảnh: Minh họa

Nguồn Em Đẹp: https://emdep.vn/nha/trong-cay-hanh-phuc-de-co-hanh-phuc-vien-man-nhat-la-nguoi-menh-kim-cang-khong-nen-bo-qua-20201005132405834.htm