Trong 20 năm qua, dark web đã ảnh hưởng đến thế giới ra sao

Sau 20 năm tồn tại, thế giới đã không còn lạ lẫm về không gian bí ẩn, nguy hiểm trên Internet gọi là dark web.

 Tiền thân của dark web là Freenet, được Ian Clarke - một sinh viên người Ireland phát triển và giới thiệu vào tháng 3/2000. Freenet là hệ thống chia sẻ file ẩn danh, vượt qua các giao thức kiểm duyệt thông thường để lưu trữ tài liệu bất hợp pháp. Mục đích của Clarke với Freenet là tạo ra môi trường chia sẻ thông tin tự do, trong khi danh tính người truy cập được bảo mật chặt chẽ. Ảnh: Wikipedia.

Tiền thân của dark web là Freenet, được Ian Clarke - một sinh viên người Ireland phát triển và giới thiệu vào tháng 3/2000. Freenet là hệ thống chia sẻ file ẩn danh, vượt qua các giao thức kiểm duyệt thông thường để lưu trữ tài liệu bất hợp pháp. Mục đích của Clarke với Freenet là tạo ra môi trường chia sẻ thông tin tự do, trong khi danh tính người truy cập được bảo mật chặt chẽ. Ảnh: Wikipedia.

Ngay từ thập niên 90, Văn phòng nghiên cứu Hải quân Mỹ đã phát triển trình duyệt ẩn danh giúp xóa mọi dấu vết gián điệp, chia sẻ thông tin mật một cách an toàn. Tháng 8/2004, cơ quan này chính thức phát hành rộng rãi mã nguồn của trình duyệt với tên gọi Tor, sau đó giao lại cho Tor Project - một dự án phi lợi nhuận. Đến nay, Tor vẫn là trình duyệt truy cập dark web phổ biến, được sử dụng trên toàn thế giới. Ảnh: TechRadar.

Tháng 1/2009, Satoshi Nakamoto phát hành phiên bản 0.1 của tiền điện tử Bitcoin, mở ra tiêu chuẩn mới cho thanh toán mã hóa trực tuyến. Tuy được xem là phương tiện ưa thích của bọn tội phạm rửa tiền, Bitcoin vẫn có tác động lớn đến thị trường toàn cầu. Năm 2017 là đỉnh điểm của Bitcoin khi một đồng tiền này tương đương 20.000 USD, khiến nhiều người đổ xô đầu tư máy tính để "đào" tiền. Đến nay, một Bitcoin có giá trị khoảng 10.000 USD. Ảnh: Reuters.

Từ 2010 đến 2013, cuộc cách mạng Mùa xuân Ả Rập khiến dark web trở thành cụm từ được chú ý. Khi các phương tiện truyền thông xã hội liên tục đưa tin về cách mạng, dark web được các tổ chức sử dụng để liên lạc mà không chịu sự kiểm soát của chính phủ. Họ sử dụng Tor để bàn cách đối phó hơi cay, tổ chức biểu tình. Ảnh: Reuters.

Tháng 2/2011, Silk Road (Con đường tơ lụa) - chợ dark web đầu tiên ra đời với các mặt hàng quốc cấm như ma túy và thuốc. Năm 2013, Silk Road bị đóng cửa trong khi nhà sáng lập Ross Ulbricht bị chính quyền bắt giữ. Ulbricht bị kết án chung thân do buôn bán ma túy. Ảnh: Bitcoin Magazine.

LinkedIn, một trong những mạng xã hội doanh nghiệp lớn nhất thế giới bị hack vào tháng 5/2012, trong đó mật khẩu của 117 triệu tài khoản được chia sẻ lên dark web. Đến nay vụ hack vẫn chưa có lời giải, kể cả danh tính kẻ đứng sau vụ việc. Đây là sự cố lộ dữ liệu lớn nhất của LinkedIn từng được ghi nhận. Ảnh: Reuters.

Năm 2013, khoảng 3 tỷ tài khoản Yahoo bị đánh cắp rồi chia sẻ mật khẩu lên dark web, đáng nói là mãi đến 2017 vụ việc mới được phát hiện. Cũng trong năm 2017, Yahoo có kế hoạch bán mình cho Verizon với giá 4,83 tỷ USD, tuy nhiên vụ hack đã khiến giá trị thương vụ giảm còn 4,48 tỷ USD. Ảnh: Reuters.

Sự nổi lên của Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) giữa thập niên 2010 đến từ việc chúng tận dụng rất tốt các kênh mạng xã hội. Từ Facebook, Twitter đến cả dark web - môi trường để chúng bàn kế hoạch, tránh sự giám sát của chính phủ. Năm 2015, Giám đốc Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI), James Comey kêu gọi cài đặt "backdoor" (cửa sau) lên các dịch vụ mã hóa. Tuy nhiên ý tưởng này bị các hãng công nghệ phản đối vì cho rằng sẽ làm suy yếu hệ thống bảo mật. Ảnh: MEMRI.

Năm 2017, Freedom Hosting II, dịch vụ lưu trữ hơn 10.000 website trên dark web bị hacker đánh sập, "thổi bay" 1/5 lượng website của dark web. Nhóm hacker chịu trách nhiệm cho vụ đánh sập nói rằng không chấp nhận việc dịch vụ này duy trì các website khiêu dâm trẻ em, khẳng định có trong tay 30 GB video như vậy sau vụ hack. Ảnh: Pirate dot London.

Cũng trong năm 2017, FBI đã đánh sập AlphaBay - chợ dark web có quy mô lớn hơn Silk Road. Từ 2017 đến nay, nhiều tội phạm hoạt động trên dark web bị bắt giữ khiến chúng dần từ bỏ không dark web, chuyển sang các dịch vụ nhắn tin mã hóa như Telegram hay WhatsApp. Ảnh: Reuters.

Được xem là một nơi bí ẩn, không ít người dùng tò mò thử tìm cách truy cập dark web. Thế nhưng trong một vài trường hợp, người dùng đã phải trả giá khi lỡ bước chân vào thế giới ngầm trên Internet. Ảnh: Reuters.

Một thành viên Reddit kể lại việc danh tính (tên thật) của anh ta từng xuất hiện trên dark web sau khi người này để lại một bình luận trên video vừa xem. Kết cục, anh chàng không dám sử dụng Internet trong vòng một tuần vì quá hoảng sợ. Ảnh: Business Insider.

Ngoài ra, những vật kỳ lạ và có chút ma quái như cuộn băng ghi tiếng loa phát thanh của các ga tàu, video về đám tang của người hàng xóm… cũng đủ khiến dark web trở nên bí ẩn nhưng lại hấp dẫn vô cùng với những kẻ gan dạ và không biết sợ. Ảnh: Thinkstock.

Cách kiểm tra dữ liệu cá nhân có bị rò rỉ trên dark web? Dịch vụ Firefox Monitor của Mozilla, công cụ Password Checkup của Google giúp kiểm tra thông tin bị rò rỉ. Hoặc tốn 8 đến 25 USD mỗi tháng để chủ động giám sát bằng Lifelock.

Phúc Thịnh
Theo Business Insider

Nguồn Znews: https://news.zing.vn/dark-web-lam-the-gioi-hoang-so-ra-sao-post1063160.html