Trời nóng, người bị tiểu đường vẫn có thể ăn được dưa hấu nếu nắm rõ điều sau

Dưa hấu vốn là món ăn yêu thích của nhiều người, trong đó có không ít những người bị tiểu đường. Dù thế, họ vẫn e dè và lo sợ việc ăn dưa hấu sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng đó là một sai lầm.3. Ăn dưa hấu với lượng vừa phải

Dưa hấu ngọt mát là loại quả được ưa thích vào mùa hè nhưng nhiều người bệnh tiểu đường không dám ăn.

Dưa hấu ngọt mát là loại quả được ưa thích vào mùa hè nhưng nhiều người bệnh tiểu đường không dám ăn.

Trên thực tế, chuyên gia y tế cho hay quan niệm này là sai lầm vì việc đánh giá hàm lượng đường trong trái cây không dựa trên vị giác mà phải tính theo tỷ lệ trên mỗi 100g. Tính theo cách này thì mặc dù dưa hấu rất ngọt nhưng có đến 90% thành phần là nước, hàm lượng đường lại rất thấp, chỉ từ 4-7%.

Các nghiên cứu chỉ ra, dưa hấu không chỉ chứa nhiều loại vitamin, khoáng chất gồm: Sắt, canxi, kali, phốt pho, magiê, kẽm... mà còn giàu axit glutamic, arginine, fructose, axit malic rất tốt cho sức khỏe. Do vậy, nếu biết cách, bệnh nhân tiểu đường vẫn có thể ăn dưa hấu như thường.

Vậy làm thế nào để người mắc bệnh tiểu đường ăn dưa hấu đúng cách?

1. Ăn dưa hấu khi kiểm soát đường huyết ổn định

Dưa hấu chứa khoảng 4% -7% lượng đường và chủ yếu là glucose, sucrose và một số fructose, có nghĩa là ăn dưa hấu dù ít nhưng vẫn sẽ dẫn đến tăng đường huyểt. Do đó, bạn nên kiểm tra lượng đường huyết của mình trước khi ăn dưa hấu. Chỉ khi kiểm tra thấy lượng đường trong máu là lý tưởng và trong tình trạng ổn định thì hãy ăn.

Người bị tiểu đường vẫn có thể ăn dưa hấu giải nhiệt mùa hè.

2. Ăn vào khoảng giữa hai bữa ăn

Khi bạn đói, lượng đường huyết thường đo được vào khoảng

Dù có thể ăn dưa hấu giữa hai bữa ăn thì bạn cũng không nên ăn quá nhiều khiến làm tăng đường huyết, khoảng 100-200gr là vừa đủ.

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên bệnh nhân tiểu đường chỉ nên ăn khoảng 150gr trái cây tươi có hàm lượng đường thấp mỗi ngày.

Để cho chắc chắn, bạn hãy thử ăn một ít dưa hấu. Sau một lúc thì đo lượng đường trong máu xem có tăng nhiều không để quyết định việc mình có nên ăn hay không.

Để bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể, bệnh nhân tiểu đường có thể ăn trái cây với lượng hợp lý để tránh làm tăng lượng đường huyết. Nhưng nếu đã ăn trái cây rồi thì bạn nhớ giảm lượng thực phẩm ở bữa chính đi để đảm bảo sức khỏe.

Minh Khôi (Theo Sohu)

Nguồn ĐS&PL: https://doisongphapluat.com/doi-song/suc-khoe-lam-dep/troi-nong-nguoi-bi-tieu-duong-van-co-the-an-duoc-dua-hau-neu-nam-ro-dieu-sau-a276886.html