Trinh sát cơ Na Uy bỏ đi khi MiG-31 khoe vũ khí

Ngay khi tiếp cận không phận Nga trên Biển Barents, chiếc trinh sát cơ cùng tiêm kích hộ tống của Na Uy đã bị MiG-31 Nga xua đuổi.

Theo Trung tâm Kiểm soát Quốc phòng Quốc gia Nga, vụ việc diễn ra hôm 29/1. "Hệ thống kiểm soát Nga đã phát hiện 2 mục tiêu lạ đang bay thẳng hướng không phận Nga trên Biển Barents. Ngay lập tức tiêm kích đánh chặn MiG-31 trang bị vũ khí nhận nhiệm vụ xuất kích ngăn chặn.

Tiêm kích MiG-31 của Nga.

Tiêm kích MiG-31 của Nga.

Khi tiếp cận đủ gần, phía Nga phát hiện ra tiêm kích F-16 Mỹ đang hộ tống máy bay tác chiến điện tử vô tuyến Falcon-20 của Không quân Na Uy. Sau khi nhận cảnh báo từ phía tiêm kích Nga, cả 2 chiếc máy bay đổi hướng bay tránh xa không phận Nga", Trung tâm kiểm soát Nga cho biết.

Đây là động thái mới nhất của Mỹ và phương Tây gần biên giới Nga trên Biển Barents sau vụ Hải quân Mỹ và Anh cùng xuất hiện tại khu vực này hồi tháng 5/2020.

Hạm đội 6 của Hải quân Mỹ cho biết, biên đội tác chiến tàu Porter, Donald Cook, Franklin Roosevelt của Mỹ và tàu khu trục Kent của Anh đã tiến vào Biển Barent. Ngoài ra, máy bay trinh sát Mỹ P-8A và RC-135 cũng Mỹ cũng tham gia tuần tra trên biển cùng với những tàu này.

Theo kế hoạch ban đầu, những chiến hạm Mỹ và Anh sẽ hiện diện tại vùng biển này đến giữa tháng 5/2020. Nhưng điều khá bất ngờ là sau khi đến Biển Barents được đúng 5 ngày, Hạm đội 6 và Hải quân Anh quyết định kết thúc nhiệm vụ tuần tra sớm hơn kế hoạch.

Dù đội tàu tiến vào Biển Barents chỉ có 4 tàu, nhưng khả năng tác chiến tổng thể của các tàu này lại tương đối mạnh mẽ. Các tàu khu trục Porter, Donald Cook, Franklin D. Roosevelt là tàu lớp Arleigh Burke của Hải quân Mỹ, được coi là những tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường mạnh nhất và đông đảo nhất thế giới hiện nay.

Những tàu khu trục này tạo nên "lá chắn thần" bảo vệ Mỹ và các đồng minh khỏi mối đe dọa từ tên lửa đạn đạo. Việc được trang bị cụm radar mảng pha quét điện tử AN/SPY-1, tên lửa đánh chặn SM-2/3 và hệ thống phòng thủ Aegis biến tàu khu trục lớp Arleigh Burke thành tổ hợp chống tên lửa đạn đạo và diệt vệ tinh hiệu quả nhất trong biên chế Hải quân Mỹ.

Lý do khiến biên đội tàu chiến Mỹ và Anh rời vùng biển này không được thông báo nhưng khá trùng hợp giữa quyết định này với việc Hải quân Nga chuyển sang giai đoạn 2 (bắn đạn thật) cuộc tập trận diệt hạm và săn ngầm tại vùng Biển Barents.

Cuộc tập trận của Nga được thực hiện theo kịch bản biên đội tàu chiến chống ngầm được điều động săn tìm tàu ngàm đối phương xâm nhập vùng biển Nga, Hạm đội Phương Bắc Nga cho biết trong một thống báo.

Tại khu vực tập trận, lực lượng trinh sát và tấn công đã bắt đầu săn lùng tàu ngầm đối phương xâm phạm vùng biến Nga. Cuộc tập trận được tiến hành với sự tham gia của đội tàu săn ngầm, máy bay Il-38.

Cùng với đó là các tàu quét mìn Vladimir Gumanenko, Kotelnich và Solovetsky Yunga làm nhiệm vụ tìm đối phó với mìn biển. Cuộc tập trận được chi làm 2 giai đoạn. Giai đoạn là các hoạt động trinh sát, tập phối hợp tác chiến trên biển.

Giai đoạn 2 bắt đầu từ 8/5. Đây là giai đoạn các tàu chiến, máy bay sẽ bắn đạn thật vào mục tiêu giả định của đối phương tại vùng biển ngoài ngoài khơi Murmansk, trên Biển Barent.

Điều đặc biệt là cuộc tập trận được bắt đầu hôm 7/5 nhưng không rõ ngày kết thúc. Theo thông báo của Hạm đội Phương Bắc của Nga: "Tập trận sẽ diễn ra trong vài ngày hoặc lâu hơn nếu cần thiết và mọi chuyện phải tùy thuộc vào tình hình thực tế tại vùng biển này".

Sau thông báo của phía Nga, biên đội tauf chiến Mỹ và Anh đã rời khỏi vùng biển này sớm hơn kế hoạch.

Đan Nguyên

Nguồn Đất Việt: http://datviet.trithuccuocsong.vn/the-gioi/tin-tuc-24h/trinh-sat-co-na-uy-bo-di-khi-mig-31-khoe-vu-khi-3426829/