Trình diễn công nghệ xử lý bùn của Nhật Bản tại sông Tô Lịch

Bùn thải lắng đọng sông Tô Lịch, Hà Nội có thể được xử lý mà không cần phải tổ chức các cuộc nạo vét quy mô tốn kém. Công nghệ mới của Nhật Bản có thể chuyển hóa chúng thành nước và khí CO2.

Sáng 17-6, Trung tâm chất lượng và bảo vệ tài nguyên nước (Bộ TNMT) đã tiến hành lấy mẫu nước và bùn tại khu vực sông Tô Lịch nhằm đánh giá kết quả làm sạch thí điểm bằng công nghệ Nhật Bản. Đồng thời một đoạn sông cũng được quây lại để các chuyên gia Nhật Bản trình diễn phân hủy bùn thành khí CO2 và nước bằng công nghệ Nano-Bioreactor.

Trước đó sau khi “Dự án thí điểm làm sạch một đoạn sông Tô Lịch và một góc hồ Tây bằng công nghệ Nano - Bioreactor” khởi động, khu vực tiến hành thí điểm đã cho thấy những tín hiệu tích cực.

Cụ thể, đoạn sông Tô Lịch gần nút giao Bưởi - Hoàng Quốc Việt, nơi được chọn để thí điểm công nghệ Nano-Bioreactor của Nhật Bản, mùi hôi thối đã được giảm đi đáng kể. Bên cạnh đó, mặt nước không còn xuất hiện váng đen như thời điểm trước khi đặt máy.

Sáng 17-6, Trung tâm chất lượng và bảo vệ tài nguyên nước (Bộ TNMT) đã tiến hành lấy mẫu nước và bùn tại khu vực sông Tô Lịch nhằm đánh giá kết quả làm sạch thí điểm bằng công nghệ Nhật Bản.

Sáng 17-6, Trung tâm chất lượng và bảo vệ tài nguyên nước (Bộ TNMT) đã tiến hành lấy mẫu nước và bùn tại khu vực sông Tô Lịch nhằm đánh giá kết quả làm sạch thí điểm bằng công nghệ Nhật Bản.

Là người được giao lấy mẫu nước và bùn tại đoạn sông Tô Lịch được thí điểm làm sạch, anh Nguyễn Thành Công, cán bộ Trung tâm chất lượng và bảo vệ tài nguyên nước (Bộ TNMT) cho biết theo cảm quan nước sông đã thay đổi rất nhiều. "Có thể thấy nước đã trong hơn, và mùi hôi thối giảm đi nhiều, tất nhiên các chỉ số cụ thể cần phân tích thêm ", anh Công nói vào sáng 17-6.

Theo thông tin phóng viên có được thì vào ngày 27-6 tới các cơ quan chức năng có liên quan tới dự án làm sạch sông Tô Lịch sẽ công bố các kết quả phân tích chi tiết mức độ làm sạch dòng sông trong nội đô Hà Nội này.

Mẫu nước sẽ được đem về phân tích để đánh giá chi tiết về hiệu quả làm sạch của phương pháp mới.

Anh Nguyễn Thành Công cán bộ Trung tâm chất lượng và bảo vệ tài nguyên nước (Bộ TNMT) cho biết theo cảm quan nước sông đã thay đổi rất nhiều sau khi áp dụng công nghệ làm sạch mới của Nhật Bản.

Tất nhiên để có kết quả cuối cùng, các chuyên gia vẫn phải tiến hành phân tích chi tiết những chỉ số nước.

Những chỉ số này bao gồm độ PH, độ lắng cặn trong mẫu nước hay nồng độ khí NH3. . Sau khi có những chỉ số trên những cơ quan chức năng mới có thể đánh giá cụ thể hiệu quả việc qua đó quyết định có áp dụng đại trà công nghệ Nhật Bản tại sông Tô Lịch này hay không.

Cũng trong sáng 17-6, các chuyên gia Nhật Bản đã tiến hành lắp đặt thiết bị phân hủy bùn tại sông Tô Lịch.

Thiết bị trên gồm 4 tấm vật liệu Bioreactor có khả năng phân hủy bùn thành khí CO2 và nước.

Do lớp bùn trên sông Tô Lịch quá dày, các chuyên gia Nhật Bản đã quây một khu vực sông đoạn gần đường Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy để xử lý .

4 tấm vật liệu Bioreactor sẽ được đặt cạnh máy Nano liên tục bơm vào tạo dòng chảy lưu thông.

Nguyễn Tuấn Anh, Chủ tịch HĐQT Công ty cải thiện môi trường Nhật -Việt (JVE)-đơn vị được giao làm sạch thí điểm sông Tô Lịch cho biết công nghệ phân hủy bùn sẽ giúp tiết kiệm một lượng chi phí lớn bỏ ra để nạo vét lòng sông.

Bình-Ngọc

Nguồn CAND: http://cand.com.vn/doi-song/trinh-dien-cong-nghe-xu-ly-bun-cua-nhat-ban-tai-song-to-lich-549528/