Triệu chứng và cách khắc phục nhiệt miệng

Nhiệt miệng là căn bệnh phổ biến vào mùa lạnh.Các vết loét do nhiệt miệng thường gây ra cơn đau rát dai dẳng, ảnh hưởng không nhỏ đến trải nghiệm ăn uống.

Tuy không nguy hiểm nhưng nhiệt miệng lại gây nhiều khó chịu, đau rát trong khoang miệng, với các vết loét ban đầu thường có đường kính 1-2 mm. 3-4 ngày tiếp theo, vết loét sẽ lan rộng thành 3-8 mm. Đôi khi vết loét sẽ sâu với đường kính trên 10 mm.

Lúc này, ăn uống trở thành nỗi ám ảnh. Đặc biệt, những món có vị mặn, cay, nóng càng gây kích ứng và gây đau gấp bội. Nếu không chữa trị đúng cách, nhiệt miệng sẽ loét nặng hơn, lan rộng ra, lâu lành, nổi thêm nhiều vết tại những nơi khác, dẫn đến tình trạng viêm cấp, thậm chí sốt cao, đau đầu, mất ngủ, rối loạn tiêu hóa và có thể bị tái phát nhiều lần.

Theo các chuyên gia, thời tiết trở lạnh, không khí khô là thời điểm dễ mắc bệnh nhiệt miệng. Các vết loét nhiệt miệng không chỉ gây khó khi ăn uống, mà còn dẫn đến tâm lý ngại giao tiếp. Cần hiểu và điều trị nhiệt miệng đúng cách, nhanh chóng để tận hưởng trọn vẹn mùa lễ hội cuối năm.

 Nhiệt miệng gây nhiều bất tiện trong ăn uống, sinh hoạt.

Nhiệt miệng gây nhiều bất tiện trong ăn uống, sinh hoạt.

Vết loét do nhiệt miệng thường nông, màu trắng, vàng hay đỏ, phát triển bên trong khoang miệng (thường ở má hoặc dưới lưỡi, nhưng cũng có thể xuất hiện trên môi, lợi và vòm miệng). Loét miệng đôi khi xuất hiện trùng với thời điểm ăn thực phẩm cay nóng, nhưng cũng còn nhiều nguyên nhân khác như nhiễm khuẩn từ các răng sâu, đánh răng mạnh gây vết thương, cắn trúng má trong và môi, niềng răng, thiếu chất như vitamin C, PP, B6, B12, những thay đổi hormone trong thời kỳ kinh nguyệt, stress kéo dài…

Hiện tại, thuốc bôi dạng gel điều trị nhiệt miệng được các chuyên gia y tế khuyên dùng vì tính hiệu quả và dễ sử dụng, đơn cử là Kamistad-Gel N. Thuốc chứa thành phần chính là lindocaine giúp giảm đau nhanh, cùng dịch chiết từ hoa cúc giúp kháng viêm, tăng tốc độ lành vết loét. Khi thoa thuốc nhẹ nhàng vào vết loét, vì ở dạng gel nên thuốc bám tốt vào niêm mạc miệng. Sản phẩm an toàn với đối tượng nhạy cảm là trẻ em (từ 2 tuổi trở lên) và người lớn tuổi.

Ngoài ra, người bệnh cần nắm vững các nguyên tắc để vết loét mau lành, gồm: Không bóp hoặc nặn các vết mụn nước; tránh các thực phẩm chứa axit citric để vết nhiệt miệng không nặng hơn; hạn chế ăn các món ăn cay, chua, nóng vì sẽ làm vết loét bị kích thích đau đớn hơn.

Người bệnh cũng nên kiêng uống cà phê vì đồ uống này có chứa axit salicylic sẽ gây kích ứng các mô nhạy cảm trong miệng, tác động lên vết nhiệt miệng. Đồng thời, nên tránh các loại nước ngọt chứa nhiều siro ngô và axit photphoric vì chất này dễ gây viêm nhiễm và lở loét; tránh dùng nước súc miệng có cồn.

Các vết loét do nhiệt miệng có thể tự lành sau 10-14 ngày mà không để lại sẹo. Tuy nhiên, chịu đựng cơn đau dai dẳng trong từng ấy thời gian cũng không phải điều dễ dàng. Chưa kể, bệnh này có thể gây ra các biến chứng hoặc kéo dài do liên tục xuất hiện các vết loét mới. Do vậy, người bệnh cần có chế độ sinh hoạt hợp lý, điều trị đúng cách để nhiệt miệng không còn là nỗi ám ảnh.

Sơn Trà

Nguồn Znews: https://zingnews.vn/trieu-chung-va-cach-khac-phuc-nhiet-mieng-post1168008.html