Triển lãm ảnh rác thải nhựa 'Hãy cứu biển'

Triển lãm ảnh rác thải nhựa 'Hãy cứu biển - Save Our Seas' được tổ chức nhân dịp kỷ niệm ngày Môi trường thế giới (5/6) và ngày Đại dương thế giới (8/6) của nhiếp ảnh gia Lekima Hùng diễn ra từ ngày 4/6 đến ngày 9/6, tại nhà triển lãm số 29 Hàng Bài, Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Sự ra đời của các sản phẩm từ nhựa và ni lông mang lại vô vàn các tiện ích trong đời sống con người, nhưng chúng cũng lại là tác nhân gây ra tác hại cho môi trường và sức khỏe của chính con người. Mối nguy hại nằm ở chỗ phải mất hàng trăm, thậm chí hàng nghìn năm, các chất thải từ nhựa và ni lông mới bị phân hủy.

Là quốc gia với tốc độ tăng trưởng mạnh, Việt Nam đang phải đối mặt với các vận đề ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển kinh tế và sức khỏe con người, trong đó rác thải nhựa chiếm một phần không nhỏ. Với hơn 3.000 km bờ biển dọc theo chiều dài đất nước, mỗi năm VIệt Nam xả ra đại dương khoảng 0,28 đến 0,73 triệu tấn rác thải nhựa qua 112 của sông. 80% lượng rác thải biển của Việt Nam xuất phát từ các hoạt động trên đất liền. Các con số cho thấy chúng ta phải hành động ngay trong cuộc chiến chống rác thải nhựa nhằm cải thiện tình trạng trên.

Quyết tâm ngăn chặn rác thải nhựa

Quyết tâm ngăn chặn rác thải nhựa

Phát biểu tại lễ khai mạc triển lãm, Bà Caitlin Wiesen, Trưởng đại diện thường trú Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) tại Việt Nam cho biết “Rác thải nhựa là một trong những thách thức toàn cầu, đòi hỏi nỗ lực của tất cả các quốc gia, từ chính phủ, doanh nghiệp tới người dân”. Bà kêu gọi hành động thiết thực như: Hãy nói không với sản phẩm nhựa sử dụng một lần, sủ dụng các sản phẩm thân hiện với môi trường và được sản xuất tại địa phượng cùng nhau tạo ra một Việt Nam xanh hơn, sạch hơn.

Nhiếp ảnh gia Lekima Hùng chia sẻ tại buổi triển lãm

Du khách đến tham qua triển lãm

Hãy hành động ngay để bảo vệ môi trường

Nhiếp ảnh gia Lekima Hùng chàng trai, “săn rác” suốt 3.000 km đường bờ biển chia sẻ: Trải qua chuyến hành trình trên 7.000 km, tôi đã ghi lại những hình ảnh chân thật về tình trạng rác nhựa ở Việt Nam. Từ đó giúp mọi người hình dung được điều gì đó đang xảy ra và hậu quả ra sao nếu chúng ta không làm gì. Thông qua chuyến đi, nhiếp ảnh gia cũng mong muốn câu chuyện của mình được lan tỏa và truyền cảm hứng mạnh mẽ tới cộng đồng, nhằm góp phần thay đổi nhận thức, nâng cao ý thức và thúc đẩy những hành động tích cực của mỗi cá nhân trong cuộc chiến chống rác thải nhựa.

Rừng chết vì rác

Góc cảng cá bị vây quanh bởi rác thải nhựa

Sản xuất cùng rác

Cảnh người dân đốt rác cạnh lò đốt rác

Triển lãm trưng bày hơn 100 bức ảnh được lựa chọn từ 3.000 bức ảnh chụp dọc theo 3.000 km bờ biển, tại 28 tỉnh thành và 100 cửa sông. Các bức hình được sắp xếp theo từng nội dung, địa điểm và thời gian chụp để người xem có thể hình dung tổng thể về thực trạng rác thải nhựa xuyên suốt bờ biển Việt Nam. Đến với triển lãm “Hãy cứu biển - Save Our Seas” mỗi chúng ta cảm nhận được phần nào mỗi bức ảnh là một câu chuyện về rác thải, là tiếng chuông cảnh tỉnh, toàn bộ những bức ảnh mà Lekima Hùng chụp là hồi chuông cảnh báo, hãy hành động ngay từ bay giờ để cứu biển.

Ranh giới rác

Đường về nhà của cô bé ngập tràn rác

Lên thuyền

Ăn sáng cạnh bãi rác bờ biển

Nhặt rác trên bãi biển

Với thông điệp “Chỉ có hành động mới mang lại sự thay đổi”, qua những bức ảnh, triển lãm nhằm mục đích nâng cao nhận thức của tất cả mọi người về rác thải nhựa, gợi mở một số giải pháp có thể thực hiện và kêu gọi sự chung tay hành động của các cấp, Bộ, ban ngành, doanh nghiệp và người dân để giảm thiểu ô nhiễm rác thải nhựa ở Việt Nam.

Phạm Tiệp

Nguồn Công Thương: https://congthuong.vn/trien-lam-anh-rac-thai-nhua-hay-cuu-bien-120642.html