Triển khai nhiều giải pháp ứng phó hạn, mặn

Ngày 24-2, đoàn công tác Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn do Thứ trưởng Hà Công Tuấn dẫn đầu đã đến An Giang khảo sát, kiểm tra tình hình hạn hán, xâm nhập mặn, công tác phòng cháy chữa cháy rừng (PCCCR) tại huyện Tịnh Biên và TP Châu Ðốc. Theo thống kê, toàn tỉnh hiện có 16.868 ha rừng, trong đó vùng trọng điểm cháy là 7.286 ha, chiếm gần 50% tổng diện tích rừng tập trung ở các huyện: Tịnh Biên, Tri Tôn, Thoại Sơn, TP Châu Ðốc. Thứ trưởng Hà Công Tuấn yêu cầu UBND tỉnh An Giang, các ngành và địa phương tập trung các giải pháp PCCCR theo phương châm 'bốn tại chỗ'. Theo đó, phải bảo đảm chủ động về nhân lực, cơ sở vật chất phục vụ PCCCR; tăng cườn

Thi công đập tạm ngăn mặn, giữ ngọt bằng cừ thép Larsen trên kênh ông Hiển, xã Vĩnh Hòa Hiệp, huyện Châu Thành (Kiên Giang). Ảnh: LÊ HUY HẢI

Thi công đập tạm ngăn mặn, giữ ngọt bằng cừ thép Larsen trên kênh ông Hiển, xã Vĩnh Hòa Hiệp, huyện Châu Thành (Kiên Giang). Ảnh: LÊ HUY HẢI

Ngày 24-2, đoàn công tác Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn do Thứ trưởng Hà Công Tuấn dẫn đầu đã đến An Giang khảo sát, kiểm tra tình hình hạn hán, xâm nhập mặn, công tác phòng cháy chữa cháy rừng (PCCCR) tại huyện Tịnh Biên và TP Châu Ðốc. Theo thống kê, toàn tỉnh hiện có 16.868 ha rừng, trong đó vùng trọng điểm cháy là 7.286 ha, chiếm gần 50% tổng diện tích rừng tập trung ở các huyện: Tịnh Biên, Tri Tôn, Thoại Sơn, TP Châu Ðốc. Thứ trưởng Hà Công Tuấn yêu cầu UBND tỉnh An Giang, các ngành và địa phương tập trung các giải pháp PCCCR theo phương châm "bốn tại chỗ". Theo đó, phải bảo đảm chủ động về nhân lực, cơ sở vật chất phục vụ PCCCR; tăng cườn

Sau khi đi thị sát thực tế, chiều 24-2, các chuyên gia, nhà khoa học trực thuộc các bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giao thông vận tải, Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường; Trường đại học Cần Thơ… cùng dự hội thảo bàn các giải pháp nhằm chung tay giúp tỉnh Cà Mau khắc phục các thiệt hại do hạn hán, xâm nhập mặn gây ra… Gần 20 ý kiến đóng góp tại hội thảo đặt ra cho Cà Mau ba nhóm nhiệm vụ: Quy hoạch sản xuất lâu dài vùng ngọt hóa; giải quyết vấn đề nước sản xuất và nước sinh hoạt cho người dân vùng ngọt hóa; khắc phục vấn đề sụt lún trên địa bàn vùng ngọt Cà Mau.

Theo Chi cục Thủy lợi tỉnh Kiên Giang, các địa phương vùng bị ảnh hưởng mặn như: Kiên Lương, Rạch Giá, An Minh, An Biên, Giang Thành, Gò Quao, Giồng Riềng, Châu Thành đã hoàn thành gia cố, đắp mới gần 200 đập ngăn mặn theo thời vụ để bảo vệ lúa vụ đông xuân 2019 - 2020 và tiếp tục phòng, chống hạn mặn cho vụ hè thu 2020. Vụ đông xuân 2019 - 2020 ở tỉnh, đến nay đã thu hoạch hơn 40.500 ha, đạt hơn 14% diện tích gieo trồng.

Ðể đối phó với hạn mặn, tỉnh Trà Vinh đã thực hiện nhiều giải pháp cấp bách cứu lúa, hoa màu, cây ăn trái. Cụ thể, ngành nông nghiệp tỉnh chỉ đạo các đơn vị trực thuộc theo dõi và vận hành đóng mở các cửa cống để ngăn mặn, trữ ngọt. Ðồng thời tiến hành thực hiện 455 công trình thủy lợi nội đồng; tổ chức khai thông dòng chảy các kênh, mương nội đồng đang bị ứ đọng, ước khoảng hơn 740 km chiều dài kênh, mương. Ngành nông nghiệp cũng đã xin tỉnh kinh phí hỗ trợ nông dân bơm tát khoảng 7.000 ha lúa tại các huyện Châu Thành, Trà Cú, Cầu Kè và Tiểu Cần.

Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa, trong số 610 hồ chứa của địa phương thì chỉ có 262 hồ đầy nước; 348 hồ chứa thấp hơn mực nước thiết kế từ 2 đến 5m; trong đó, có 24 hồ dưới mực nước chết. Mực nước, dung tích hữu ích tại các hồ chứa nước lớn như Cửa Ðạt, Sông Mực, Yên Mỹ đều thấp hơn so với thiết kế và thấp hơn so với cùng kỳ năm 2019. Dự kiến vụ xuân và đầu vụ mùa 2020, tỉnh có khoảng 35 đến 40 nghìn ha cây trồng thiếu nước. Diện tích có khả năng xảy ra hạn ảnh hưởng đến năng suất từ gần 16 đến hơn 23 nghìn ha, xảy ra gay gắt vào tháng 4, tháng 5.

Theo Trung tâm dự báo Khí tượng - Thủy văn quốc gia, do không khí lạnh suy yếu nên nhiệt độ toàn miền bắc sẽ tăng, trời ấm dần, trưa chiều trời nắng. Ðêm và sáng trời lạnh và có sương mù nhẹ rải rác. Trung Bộ trời hửng nắng, Bắc Trung Bộ đêm và sáng trời lạnh. Khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ phổ biến nắng, có nơi nắng nóng, trời không mưa. Trên biển, do ảnh hưởng của không khí lạnh nên vùng biển phía đông bắc của khu vực Bắc Biển Ðông, vùng biển từ Bình Thuận đến Cà Mau, vùng biển phía tây của khu vực Nam Biển Ðông có gió Ðông Bắc mạnh cấp 6, có lúc cấp 7, giật cấp 8. Biển động mạnh. Sóng biển cao từ 2 đến 4m. Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 1.

Vào lúc 3 giờ sáng 24-2, tàu NA- 90438 TS cùng các thuyền viên đã được tàu cứu nạn của Hải đội 2, Bộ đội Biên phòng Nghệ An lai dắt vào cảng Cửa Hội (Nghệ An) an toàn. Trước đó, ngày 22-2, tàu cá NA - 90438 TS của ông Nguyễn Văn Sáng (sinh năm 1968, trú tại xóm 8, xã Sơn Hải, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An), trên tàu có sáu thuyền viên, khi đang đánh bắt cá tại khu vực biển cách đảo Ngư (Nghệ An) 90 hải lý về phía đông thì tàu bị hỏng máy, sóng đánh thủng khoang tàu, có nguy cơ bị chìm.

PV và CTV

Nguồn Nhân Dân: http://nhandan.com.vn/xahoi/tin-tuc/item/43380602-trien-khai-nhieu-giai-phap-ung-pho-han-man.html