Trẻ còn bú sữa đã bị hôi miệng có thể bắt nguồn từ 5 lý do, điều thứ 4 nhiều mẹ không nghĩ tới

Nếu trẻ vẫn còn đang bú sữa mà đã bị hôi miệng thì mẹ cần xem xét 5 lý do sau.

Lý do trẻ bị hôi miệng

1. Vệ sinh răng miệng không sạch

Trẻ dưới 1 tuổi hầu như chưa đánh răng như người lớn. Thời điểm này các mẹ thường chỉ rơ lưỡi miệng cho con bằng nước muối sinh lý. Tuy nhiên việc vệ sinh này làm không kĩ sẽ khiến cặn sữa tồn đọng nhiều, lâu dần là nơi vi khuẩn sinh sôi, lên men, sinh ra các chất chứa lưu huỳnh và amoniac gây mùi khó chịu. Về lâu dài có thể gây ra một số bệnh lý răng miệng nhưviêm nha chu, viêm loét miệng.

2. Khó tiêu

Nếu chắc chắn đã vệ sinh răng miệng cho bé kĩ càng mà vẫn gặp tình trạng hôi miệng thì mẹ nên để ý xem có phải con gặp vấn đề khó tiêu hay không.

Khó tiêu là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra mùi hôi miệng, khi thức ăn bé ăn vào không thể tiêu hóa hết, tích tụ lại trong dạ dày, bị vi khuẩn và các vi sinh vật khác nhau lên men từ từ, mùi hôi sẽ được thải ra ngoài theo đường thở của bé. Lúc đó, hôi miệng chỉ là khởi đầu của các vấn đề về đường tiêu hóa, về sau có thể bị rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, táo bón, viêm nhiễm….

3. Nhiễm Helicobacter pylori

Nhiễm khuẩn Helicobacter pylori có thể khiến trẻ mắc các bệnh như viêm dạ dày mãn tính và loét dạ dày tá tràng, gây hôi miệng.

Nếu muốn loại trừ tình trạng hôi miệng do nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori, bạn có thể cho bé xét nghiệm máu hoặc nội soi dạ dày.

4. Viêm mũi

Nếu bé bị hắt hơi nhiều đồng thời xuất hiện tình trạng hôi miệng thì rất có thể liên quan đến khoang mũi. Vì khoang mũi và khoang miệng thông với nhau, nếu có vấn đề gì trong khoang mũi như viêm nhiễm hoặc dị vật thì cũng gây ra tình trạng hôi miệng.

5. Bệnh đường hô hấp

Đường hô hấp cũng thông với khoang miệng, một khi gặp các vấn đề như viêm amidan cũng có thể gây hôi miệng, sau khi loại trừ các bệnh lý trên thì cũng cần quan tâm đến yếu tố này.

Làm thế nào để ngăn ngừa hôi miệng cho bé?

1. Chú ý đến thói quen vệ sinh

Tốt nhất mẹ nên bắt đầu nuôi dưỡng thói quen vệ sinh răng miệng cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ, và hình thành thói quen súc miệng sau bữa ăn và đánh răng vào buổi sáng và buổi tối.

Thông thường, việc phát triển thói quen vệ sinh răng miệng nên được tiến hành từ khi bé mọc chiếc răng đầu tiên. Khi trẻ được khoảng một tuổi rưỡi, cha mẹ cũng có thể tập cho trẻ làm quen và đánh răng mỗi ngày.

2. Ăn uống khoa học

Trái cây, rau, thịt, trứng, sữa, thịt và rau cần được thêm vào thực đơn cho bé và phẩn bổ khoa học, tránh gây ra tình trạng khó tiêu. Đồng thời, bố mẹ cũng nên lưu ý không cho bé ăn quá nhiều dầu mỡ sẽ gây quá tải cho hệ tiêu hóa.

3. Ăn ít đường và giữ cho răng khỏe mạnh

Bánh, kẹo… chứa nhiều đường là môi trường tốt nhất cho các loại vi khuẩn và vi sinh vật phát triển. Nếu trẻ ăn nhiều đồ ngọt, vi khuẩn và vi sinh vật sẽ sinh sôi nhanh hơn khoang miệng và gây ra sâu răng và các vấn đề khác.

Titi/Theo Sohu

Nguồn Em Đẹp: https://emdep.vn/lam-me/tre-con-bu-sua-da-bi-hoi-mieng-co-the-bat-nguon-tu-5-ly-do-dieu-thu-4-nhieu-me-khong-nghi-toi-20200930090909462.htm