Trẻ chảy nhiều nước dãi: Khi nào mẹ nên lo lắng?

Bại não, tự kỷ, nhiễm trùng...là những căn bệnh nguy hiểm có thể trẻ đã mắc phải khi xuất hiện tình trạng chảy nhiều nước dãi.

Nguyên nhân khiến trẻ chảy nước dãi nhiều

Theo Momjunction, chảy nước dãi ở trẻ có thể hiểu là dòng chảy nước bọt từ trong miệng của trẻ sản xuẩt dư thừa nhiều đến nỗi chảy ra khỏi miệng vì không được lưu giữ dưới sự kiểm soát của khoang miệng.

Hiện tượng này thường xảy ra khi trẻ đủ 2 tháng tuổi, lúc này tuyến nước bọt của trẻ đã bắt đầu hoạt động. Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác dẫn đến tình trạng chảy nước dãi ở trẻ sau đây.

Mọc răng

Hiện tượng trẻ chảy nước dãi có thể là dấu hiệu mọc răng. Khi răng mới nhú lên, trẻ sẽ gặp khó khăn nhất định và bắt đầu chảy nước dãi nhiều hơn bình thường.

Ngoài chảy nước dãi, trẻ còn xuất hiện thêm một số triệu chứng khác như: khó chịu, ngủ không ngon, sốt và cho tất cả mọi thứ trong tầm tay vào miệng.

Có nhiều nguyên nhân làm trẻ chảy dãi nhiều. Ảnh internet.

Bệnh hô hấp

Nhiễm trùng đường hô hấp là một trong những nguyên nhân làm nước bọt của trẻ chảy nhiều hơn bình thường do tuyến nước bọt cũng bị nhiễm trùng.

Rối loạn tâm thần

Trẻ chảy nhiều nước dãi thường liên quan đến các rối loạn thần kinh như chậm phát triển, chấn thương vùng đầu, khuyết tật bẩm sinh, tự kỷ hay bại não. Bại não là một rối loạn não bộ thường thấy ở trẻ dưới 3 tuổi khiến trẻ mất chức năng có động cơ và co thắt không tự nguyện.

Ngoài ra, một số nguyên nhân khác làm trẻ chảy dãi nhưng không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ như tiết nước bọt để giữ ẩm khoang miệng, làm sạch lượng thức ăn thừa, làm mềm thức ăn để trẻ dễ nuốt hơn, bảo vệ nướu, ngừa sâu răng. Bên cạnh đó, trong nước bọt còn chứa các acid tự nhiên giúp ngăn ngừa các vấn đề liên quan đến dạ dày và chuyển hóa tinh bột thành đường cho cơ thể.

Khi nào nên đưa trẻ đi khám bác sĩ?

Nếu trẻ chảy dãi nhiều kèm vẫn sinh hoạt bình thường thì cha mẹ cũng không nên quá lo lắng. Hầu hết tình trạng đó sẽ tự biến mất. Tuy nhiên, nếu trẻ chảy dãi kèm theo các triệu chứng như sốt cao (trên 38 độ), đau bụng, thường xuyên bỏ bữa, ngủ không đúng cữ, chảy nước mắt nhiều lần…thì phụ huynh nên đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám kịp thời.

Làm gì khi trẻ chảy nhiều nước dãi?Sử dụng yếm cho trẻ

Mẹ có thể sử dụng một chiếc yếm để đặt trên cổ của con. Các ông bố bà mẹ nên chọn loại yếm làm từ bông để tăng khả năng thấm hút. Nên mua nhiều cái để thay đổi cho trẻ trong ngày vì bạn hoàn toàn không biết được chính xác trẻ sẽ chảy dãi bao nhiêu lần và nhiều hay ít. Chú ý giặt yếm sạch cho trẻ mỗi ngày bằng dung dịch giặt tẩy an toàn cho con. Nếu đi ra ngoài, cha mẹ nên nhớ luôn luôn mang kèm theo một túi khăn giấy cho con.

Dùng đồ chơi cho trẻ mọc răng

Với trường hợp trẻ mọc răng, việc cho trẻ sử dụng những sản phẩm gặm nướu sẽ giúp trẻ bớt đau nướu răng và giảm tiết nước bọt hiệu quả. Cha mẹ cần tìm hiểu thật kỹ các sản phẩm trước khi cho trẻ bắt đầu sử dụng. Một sản phẩm gặm nướu cho trẻ cần quan tâm đến nguồn gốc sản xuất, độ mềm mại, kích thước vừa phải, không có góc cạnh và chọn sản phẩm dễ dàng vệ sinh.

Phù Dung

Nguồn PNSK: http://phunusuckhoe.vn/tre-chay-nhieu-nuoc-dai-khi-nao-me-nen-lo-lang-c21a294014.html