Trẻ bị viêm phế quản nên và không ăn gì?

Trẻ bị ho, cúm, sốt,... là một trong những dấu hiệu có thể dẫn đến bệnh viêm phế quản.

Viêm phế quản ở trẻ là tình trạng đường thở dưới, hay cuống họng của trẻ bị viêm nhiễm, sưng đau nhưng chưa ảnh hưởng đến nhu mô phổi. Cụ thể, viêm phế quản sẽ làm cho trẻ ho nhiều, nếu không điều trị kịp thời và để trẻ ho quá lâu thì viêm nhiễm có thể lan xuống nhu phổi gây viêm phổi.

Theo đó, ngoài việc dùng thuốc thì chế độ dinh dưỡng cũng rất quan trọng trong việc điều trị bệnh ở trẻ. Vì thế, bài viết sẽ chia sẻ một số thực phẩm nên và không nên cho con ăn để tình trạng bệnh của trẻ thuyên giảm.

Thực phẩm đóng vai trò khá quan trọng trong việc chữa trị bệnh viêm phế quản ở trẻ. Ảnh minh họa: Internet

Trẻ bị viêm phế quản nên ăn gì?

Trẻ bị viêm phế quản nên ăn những thực phẩm giàu dinh dưỡng và dễ tiêu như: Gạo, bột mì, ngũ cốc, các loại đậu, sữa, trứng,... Đồng thời, ăn nhiều trái cây và rau xanh để tăng cường vitamin cho cơ thể. Theo đó, các loại vitamin như C, E, A có tác dụng làm giảm tình trạng viêm ở phế quản và khó thở ở trẻ, còn các loại trái cây rất giàu chất chống oxy hóa.

Bên cạnh đó, nên cho bé uống thêm sữa và các sản phẩm chế biến từ sữa vì chúng rất giàu vitamin D, canxi và protein. Tuy nhiên, chỉ nên sử dụng các loại sữa có hàm lượng chất béo thấp. Đồng thời, nên cho trẻ uống nhiều nước để cơ thể đào thải các độc tố ra ngoài dễ dàng hơn và giúp giảm tình trạng viêm, tình trạng khô họng ở trẻ bị viêm phế quản.

Trẻ bị viêm phế quản không nên ăn gì?

Hạn chế cho trẻ sử dụng các đồ ăn chiên, xào và đóng hộp như: Khoai tây chiên, thịt rán, thịt hộp,... Đồng thời, cần tránh xa những món ăn nhiều chất béo kể cả sữa có hàm lượng chất béo và calo cao; bởi chúng có thể làm tăng triệu chứng khó thở ở bệnh nhân bị viêm phế quản.

Nên tham khảo ý kiến bác sĩ để có phương pháp cũng như thực đơn ăn uống tốt nhất cho trẻ bị viêm phế quản. Ảnh minh họa: Internet

Nên giảm lượng muối chế biến trong các món ăn hàng ngày của trẻ bị viêm phế quản bởi thừa muối sẽ dẫn tới tình trạng cơ thể tích lũy chất lỏng. Khi đó, các mô phế quản cũng hấp thụ chất lỏng, làm tình trạng viêm phế quản gia tăng; đồng thời quá trình sản xuất chất nhầy cũng tăng theo.

Bên cạnh đó, giảm lượng đường tinh luyện trong chế độ ăn uống hàng ngày của trẻ. Theo đó, các bệnh nhân viêm phế quản ăn nhiều bánh kẹo, nước ngọt,... có thể gây tình trạng đường tinh luyện trong cơ thể bị thừa, làm gia tăng hiện tượng khó thở.

Không nên cho trẻ ăn các đồ ăn cay nóng như ớt, hạt tiêu,... dễ gây kích thích niêm mạc phế quản gây hiện tượng ho. Bên cạnh đó, nên tránh các loại trái cây chát như: Mận, táo chua vì chúng sẽ khó long đờm ở cổ họng. Đặc biệt, không nên uống rượu bởi nó có thể làm liệt trung khu hô hấp, dễ gây loạn nhịp thở hoặc ngừng thở dẫn đến nguy hiểm tới tính mạng.

Bảo Bình (TH)

Nguồn PNSK: http://phunusuckhoe.vn/tre-bi-viem-phe-quan-nen-va-khong-an-gi-c21a297776.html