Trẻ bị viêm phế quản cấp: Dấu hiệu và cách điều trị hiệu quả

Viêm phế quản cấp là bệnh lý khá phổ biến, đặc biệt là khi thời tiết trở lạnh. Đây là căn bệnh khá nguy hiểm và có tỷ lệ tử vong đứng hàng thứ 2 ở trẻ, chỉ sau bệnh tiêu chảy.

Bệnh viêm phế quản cấp ở trẻ là tình trạng sưng và viêm nhiễm ống phế quản phổi; đồng thời xuất hiện triệu chứng ho kéo dài đến vài tuần. Viêm phế quản cấp ở trẻ thường tương đối khó chuẩn đoán. Ít khi bệnh này xuất hiện ở thể đờm mà thường xảy ra kết hợp với chứng viêm đường hô hấp trên, nhu mô phổi; cũng có khi xảy ra đồng thời với các bệnh về nhiễm khuẩn như cúm, ho hà, sởi…

Nguyên nhân phổ biến gây viêm phế quản cấp ở trẻ là một số loại virut như: influenza, parainfluenza, RSV, rhinovirus, adenovirus và corona. Theo đó, trẻ rất dễ nhiễm những loại virus này khi tiếp xúc với người đang bị bệnh viêm phế quản qua đường hô hấp. Ngoài ra, virus còn bám vào các bề mặt mà bé hay chạm phải như bàn, ghế, nắm cửa và chúng có thể sống sót đến tận 24 tiếng.

Bệnh viêm phế quản cấp có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như là suy hô hấp, bệnh viêm phổi, nhịp tim trẻ nhỏ sẽ trở nên nhanh hơn, da mặt tím tái… ảnh hưởng rất nhiều đến tình trạng bệnh của trẻ nhỏ. (Ảnh minh họa: Internet)

Dấu hiệu trẻ bị viêm phế quản cấp

Bé bị ho dai dẳng, có thể kéo dài đến một tháng. Ngoài ra, có thể bị ho khan, ho ra đờm có màu xanh, vàng, trắng hoặc có lẫn máu.

Bé cảm thấy đau ngực khi ho hoặc khi hít vào thật sâu.

Đau họng và chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi.

Bé luôn cảm thấy mệt mỏi, thở khò khè, hơi thở ngắn và sốt kéo dài trong vài ngày.

Nếu tình trạng bệnh nặng hơn, bé có thể bị sưng hoặc đau khớp, da bị ngứa hoặc nổi phát ban.

Cách điều trị khi trẻ bị viêm phế quản

Cho trẻ uống nhiều nước để giữ độ ẩm của niêm mạc đường thở vì nếu niêm mạc đường thở bị khô sẽ không ngăn được vi khuẩn và virus, từ đó bé dễ bị bệnh hơn. Đồng thời, uống nước còn giúp bé tống đờm ra ngoài dễ dàng.

Tăng cường độ ẩm trong phòng của bé. Theo đó, mẹ có thể sử dụng máy phun sương để tăng độ ẩm không khí giúp bé hít thở dễ dàng hơn và giảm ho.

Nên cho bé ăn những loại thức ăn nhẹ nhàng, dễ tiêu như: Súp, nước cháo,... để bé nhanh chóng phục hồi bệnh; đồng thời cho bé ăn nhiều bữa và cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng.

Khi trẻ bị viêm phế quản, bố mẹ nên thường xuyên đưa bé đi thăm khám bác sĩ để theo dõi được tình trạng bệnh của bé. (Ảnh minh họa: Internet)

Khi bé đã dần phục hồi bệnh, bố mẹ vẫn cần quan sát và chăm sóc trẻ chu đáo, giữ ấm và bồi bổ thực phẩm dinh dưỡng để tránh bệnh tái phát.

Nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được tư vấn phương pháp điều trị và chăm sóc đúng cách.

Khi ngủ, nên kê gối cao cho trẻ cũng như thường xuyên vỗ rung và hút đờm cho bé.

Thường xuyên theo dõi nhịp thở, nhiệt độ cơ thể của trẻ.

Phòng tránh viêm phế quản cấp ở trẻ

Tránh cho bé tiếp xúc với những chất kích thích như khói thuốc lá, ô nhiễm không khí,...

Sử dụng máy tạo độ ẩm không khí trong phòng trẻ.

Giữ ấm cho cơ thể của trẻ, mặc quần áo thông thoáng, không quá nóng hoặc quá lạnh.

Giữ vệ sinh nhà cửa, môi trường sống sạch sẽ và đeo khẩu trang cho bé khi đi ra ngoài.

Bổ sung dinh dưỡng để đủ để tăng cường sức đề kháng cho trẻ.

Tiêm phòng và cho bé khám sức khỏe định kỳ để phòng chống các bệnh dễ xảy ra ở trẻ.

Nam Phong (TH)

Nguồn PNSK: http://phunusuckhoe.vn/tre-bi-viem-phe-quan-cap-dau-hieu-va-cach-dieu-tri-hieu-qua-c21a293125.html