Trẻ bị táo bón đau bụng do nguyên nhân gì?

Triệu chứng táo bón phổ biến nhất ở trẻ nhỏ là đi ngoài khó khăn, đau tức hậu môn khi phải gắng sức rặn. Tuy nhiên nếu trẻ bị táo bón kèm đau bụng rất có thể bé đang bị táo bón nặng hơn hoặc mắc bệnh lý đi kèm nào đó, cha mẹ cần hết sức lưu ý.

Táo bón là một hội chứng rất phổ biến ở trẻ nhỏ. Trong số những trẻ đến khám tại khoa nhi tiêu hóa thì có đến 25% trẻ bị táo bón. Táo bón không chỉ khiến việc đi vệ sinh của trẻ khó khăn, mà còn khiến trẻ gặp phải các biến chứng nghiêm trọng hơn. Đặc biệt, khá nhiều trẻ bị táo bón có dấu hiệu đi kèm đau bụng, đầy chướng, chán ăn dẫn đến chậm lớn, còi cọc, kém phát triển.

Trẻ bị táo bón đau bụng do đâu?

Tình trạng táo bón ở trẻ chủ yếu là táo bón chức năng, tức xuất phát do sự kém ổn định chức năng đường tiêu hóa. Các nguyên nhân chính gây táo bón thường gặp là:

- Trẻ biếng ăn rau củ quả

- Bé uống ít nước

- Trẻ nín nhịn việc đại tiện do mải chơi hoặc môi trường lạ, không quen nhà vệ sinh công cộng.

- Trường hợp ít gặp hơn, táo bón là biểu hiện của một bệnh lý khác như dài đoạn trực tràng bẩm sinh, phình giãn đại trực tràng, rối loạn chuyển hóa canxi, hệ thần kinh… Táo bón bệnh lý thường nặng và khó chữa hơn, điều cốt lõi là cần giải quyết các bệnh này trước.

- Ở những trẻ nhỏ bị táo bón kéo dài thường kèm theo triệu chứng đau bụng. Nguyên nhân là do phân bị tích lũy quá nhiều tại đại tràng, gây tắc ruột. Điển hình như trường hợp một bé trai bị táo bón kéo dài 3 năm, tổng lượng phân tồn đọng trong bụng tới 5kg. Bé bị đầy chướng, kèm theo chứng đau bụng âm ỉ và rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng.

Chính vì vậy, để ngăn ngừa từ sớm những hậu quả do táo bón gây ra, cách tốt nhất là các bậc phụ huynh nên điều trị táo bón triệt để cho con.

Các biện pháp trị táo bón cho trẻ được chuyên gia khuyên cáo

Táo bón từ đâu thì hãy giải quyết từ đó. Các bậc phụ huynh nên kiên trì thực hiện cùng con bởi táo bón không thể chỉ giải quyết trong một sớm một chiều. Dưới đây là các biện pháp chữa trị táo bón cho trẻ không cần dùng thuốc nên tham khảo:

- Tăng cường lượng rau xanh, hoa quả, hạt giàu chất xơ vào trong khẩu phần ăn của bé.

- Bổ sung nước uống hàng ngày cho trẻ thông qua nước lọc, nước canh, nước ép hoa quả.

Chú ý: Uống nước ấm hấp thu tốt hơn nước lạnh.

Bên cạnh đó, mỗi sáng ba mẹ hãy cho con uống một thìa café mật ong hòa nước ấm để làm sạch ruột, hỗ thông tràng đại tiện khá tốt.

- Tập cho trẻ thói quen đại tiện vào khung giờ nhất định trong ngày.

Để trẻ dễ đi ngoài hơn, trước giờ đại tiện 30 phút, cha mẹ hãy xoa bụng con từ phải sang trái theo chiều kim đồng hồ để kích thích cảm giác buồn đại tiện.

- Thường xuyên vui chơi, vận động cùng bé.

- Đối với những trẻ bị táo bón lâu ngày, tần suất đại tiện phải đến 4 -5 ngày/ lần, tốt hơn hết cha mẹ nên cho con dùng thêm thực phẩm bảo vệ sức khỏe bổ trợ để con nhanh khỏi táo bón hơn.

Sản phẩm trị táo bón cần tác động theo nhiều cơ chế tổng hợp: bổ sung chất xơ, thảo dược thanh mát, giảm nóng trong, cân bằng hệ vi sinh đường ruột nhờ FOS, kích thích nhu động đường ruột hoạt động tốt hơn. Một trong những thực phẩm bảo vệ sức khỏe được dùng phổ biến và khá hiệu quả là Diếp cá vương Gold.

Cha mẹ có thể mua sản phẩm tại các nhà thuốc trên nhiều tỉnh thành trong cả nước hoặc gọi đến số 0982 498 826 để được tư vấn cụ thể nhất.

Trường hợp nào trẻ bị táo bón đau bụng cần đi khám gấp?

- Trẻ bị táo bón, đau bụng nhưng kèm theo sốt, nôn. Rất có thể bé bị viêm màng não và nên được đi khám tại bệnh viện uy tín.

- Trẻ bị táo bón nặng dẫn tới tắc ruột, đau bụng quằn quại. Cha mẹ không nên chủ quan, hãy đưa bé đi khám chữa sớm nhất có thể.

- Ở trẻ em, cơn đau do táo bón nghiêm trọng hơn và có thể bị nhầm với cơn đau do viêm ruột thừa hoặc tắc ruột.

Hi vọng những thông tin về chứng táo bón kèm đau bụng ở trẻ nhỏ: nguyên nhân, cách điều trị sẽ giúp ích cho nhiều cha mẹ trên hành trình chăm sóc con yêu, giúp bé có hệ tiêu hóa khỏe mạnh nhất.

Tuấn Anh

Nguồn ĐS&PL: http://doisongphapluat.com/doi-song/suc-khoe-lam-dep/tre-bi-tao-bon-dau-bung-do-nguyen-nhan-gi-a245297.html