Trẻ bị đau mắt đỏ nên kiêng ăn gì để tình trạng bệnh không nguy hiểm?

Khi trẻ bị đau mắt đỏ, ngoài việc điều trị bằng thuốc thì cần xây dựng một chế độ dinh dưỡng hợp lý để bé nhanh phục hồi sức khỏe.

Đau mắt đỏ (hay còn gọi là viêm kết mạc) lây truyền rất nhanh và dễ phát tán thành dịch ở những nơi có mật độ dân cư đông đúc. Bệnh thường bùng phát vào mùa mưa, nhất là đối với trẻ nhỏ với hệ thống miễn dịch còn non yếu. Theo đó, mắt của trẻ chuyển sang màu đỏ và có ghèn là dấu hiệu rõ ràng nhất của bệnh đau mắt đỏ. Cụ thể, người bệnh thường đỏ một mắt trước, sau đó lan qua mắt thứ hai, còn ghèn thường là nước trong hoặc ghèn màu vàng.

Triệu chứng thường gặp là người bị nhiễm bệnh thường bắt đầu khi mắt cảm thấy khó chịu, cộm như có cát trong mắt, mắt nhiều gỉ, buổi sáng dậy hai mắt sẽ khó mở vì có nhiều gỉ dính chặt. Bệnh đau mắt đỏ sẽ không nguy hiểm nếu phát hiện sớm và điều trị đúng cách, sau khoảng 1 tuần lễ bệnh sẽ khỏi. Tuy nhiên, nếu chủ quan thì có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng như viêm, loét giác mạc. Vì vậy, ngoài việc dùng thuốc thì chế độ ăn uống cũng phần nào ảnh hưởng đến bệnh, đặc biệt là việc kiêng khem không đúng cách.

Tuy đau mắt đỏ không phải căn bệnh quá nguy hiểm nhưng nếu không được điều trị đúng cách sẽ gây ra những biến chứng nghiêm trọng như viêm, loét giác mạc. (Ảnh minh họa: Internet)

Kiêng ăn gia vị cay nóng khi trẻ bị đau mắt đỏ

Khi trẻ bị đau mắt đỏ, bố mẹ không nên cho bé ăn các gia vị cay nóng như: Tiêu, tỏi, ớt, hành tây,... Bởi các loại thực phẩm này có tính kích thích cao sẽ gây cảm giác nóng cho mắt của bé, dẫn đến tình trạng mắt bị kích ứng, sưng và có thể trở nên đỏ hơn, thậm chí còn khiến tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.

Đồ tanh

Không nên cho trẻ ăn những thực phẩm có mùi tanh của hải sản như: Tôm, cá, mực, cua... khi trẻ đang bị đau mắt đỏ. Tuy đây là các thực phẩm giàu dinh dưỡng nhưng lại có tác động xấu đến tình trạng viêm kết mặc, khiến bệnh đau mắt đỏ của bé trở nên nghiêm trọng và có thể kéo dài thời gian bị bệnh.

Mỡ động vật

Trong mỡ động vật có chứa nhiều chất béo no, không những không tốt cho mắt mà khi sử dụng nhiều mà còn không tốt cho tim, não, máu hay quá trình chuyển hóa, cha mẹ cho nên cho trẻ sử dụng dầu mỡ thực vật nhiều hơn.

Bên cạnh đó, hấp thụ nhiều mỡ động vật như thịt ba chỉ, nạc vai bò từ các bữa ăn hàng ngày có thể làm tăng nguy cơ mắc một số bệnh khác như béo phì ở trẻ.

Mỡ động vật không những không tốt cho trẻ bị đau mắt đỏ mà khi sử dụng nhiều mà còn không tốt cho tim, não, máu. (Ảnh minh họa: Internet)

Rau muống

Đây là loại rau rất bổ dưỡng, cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất như: Canxi, sắt, chất xơ, vitamin A, vitamin C. Tuy nhiên, rau muống lại làm tăng dịch ghèn trong mắt và gây ngứa mắt. Vì vậy, khi bé ăn rau muống sẽ cảm thấy khó chịu và có xu hướng đưa tay lên dụi mắt.

Thức uống có ga

Khi bị đau mắt đỏ, thức uống có ga sẽ khiến bé cảm thấy mệt mỏi, kèm theo biểu hiện đau đầu, chóng mặt, gây ảnh hưởng xấu đến tình trạng bệnh của bé. Bên cạnh đó, đồ uống có ga còn chứa nhiều đường, chất tạo màu và chất bảo quản không có lợi cho dạ dày. Do đó, ngay cả những lúc bình thường, mẹ không nên cho bé sử dụng loại đồ uống này thường xuyên.

Thực phẩm giàu tinh bột

Các loại thực phẩm nhiều tinh bột như: Đồ nếp (xôi, ngô, khoai), bánh mì,... sẽ gây hại cho tình trạng bệnh của trẻ bị đau mắt đỏ. Đồng thời, những loại thực phẩm này còn gây hiện tượng nóng trong người.

Nam Phong (TH)

Nguồn PNSK: http://phunusuckhoe.vn/tre-bi-dau-mat-do-nen-kieng-an-gi-de-tinh-trang-benh-khong-nguy-hiem-c21a293080.html