Tranh chấp quản trị: Rút vốn khỏi Công ty

Trên thực tế, vì nhiều lý do, cổ đông thực tế góp vốn nhiều hơn so với con số được ghi nhận trên cổ phiếu và/hoặc cam kết góp vốn.

Khi xảy ra tranh chấp, thì những người này có được rút lại vốn một cách trực tiếp hay không?

Vụ việc

Ba người Thọ, Phong và Hậu là cổ đông sáng lập của công ty cổ phần rau quả thực phẩm Tân Phong, được cấp giấy chứng nhận đăng kí doanh nghiệp cuối năm 2006với vốn điều lệ là 450 triệu đồng. Trong đó ông Phong được phân công làm giám đốc, đồng thời cũng là người đại diện theo pháp luật. Ngoài ra, các nội dung khác của điều lệ theo qui định của pháp luật.

Năm 2007 công ty có sự thay đổi về cổ đông sáng lập và phần vốn góp. Cụ thể, ông Hậu cam kết góp vốn 150 triệu đồng bằng tiền mặt. Nhưng vì khó khăn về mặt tài chính ông này không góp vốn được. Công ty đã làm thủ tục để ông Bình (là một cá nhân ngoài công ty) thay thế ông Hậu góp 150 triệu mà ông này đã cam kết. Ngoài số tiền theo phần của cổ đông sáng lập là 150.000.000 đổng, ông Bình còn đưa vào công ty 300.000.000 đồng. Tất cả số tiền nàydo giám đốc công ty là ông Phong nhận và có biên bản giao nhận.

Trên thực tế, vì nhiều lý do, cổ đông thực tế góp vốn nhiều hơn so với con số được ghi nhận trên cổ phiếu và/hoặc cam kết góp vốn.

Công ty Tân Phong liên tục thua lỗ. Do đó, tháng 05 năm 2007 ông Bình khởi kiện ra tòa, yêu cầu được rút vốn ra khỏi công ty. Theo đơn khởi kiện và các lời khai tại tòa, ông Bình khẳng địnhtrước đây ông có góp vốn vào công ty 3 lần tổng số tiền 450.000.000 đồng. Nay ông Bình yêu cầu công ty Tân Phong trả lại cho ông tổng số tiền là 330.000.000 đồng, trong đó:

Rút lại toàn bộ phần vốn mà ông đã góp vào công ty là 150 triệu đồng. Tuy nhiên, vì từ khi ông tham gia vào công ty, công ty luôn liên tục thua lỗ. Do đó, ông đồng ý trừ số tiền lỗ trong 3 tháng là 20.000.000 đồng. Nên phần vốn góp của ông mà Tân Phong phải trả cho ông là 130.000.000 đồng.
Phần vốn góp dư: ông đã góp 300 triệu đồng. Trước đó ông có nhậntừ công ty một số máy móc trị giá 100.000.000 đồng (có biên bản bàn giao giữa ông và công ty). Cho nên, Tân Phong phải trả cho ông 200.000.000 đồng.

Tổng số tiền mà Tân Phong phải trả là 330 triệu đồng.

Về phía Tân Phong, giám đốc là ông Phong trình bày: Công ty bị lỗ là 155 triệu đồng. Ông Phong, ông Thọ và ông Bình đều góp vào công ty, mỗi người là 150 triệu đồng, tỉ lệ sở hữu cổ phần là như nhau. Cho nên, ông Bình phải chịu khoản lỗ là 50 triệu đồng, không đồng ý việc chỉ trừ 20 triệu như ông đã đề xuất. Ngoài ra việc rút vốn của ông Bình phải theoqui định củaĐiều lệ và theo quy định của pháp luật ông không đồng ý. Ông Phongxác nhận chưa họp hội đồng quản trị về việc quyết định cho ông Bình rút vốn.

Các vấn đề Tỉ lệ phân bố lỗ giữa các cổ đông
Góp vốn nhiều hơn cam kết góp vốn
Yêu cầu rút vốn trực tiếp
Bình luận 1. Tỉ lệ phân bố lỗ giữa các cổ đông

Theo qui định tại điểm c khoản 1 điều 110 LuậtDoanh nghiệp: “Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp”. Điều này được hiểu là, bất kể khoản nợ của công ty đối với bên thứ ba là bao nhiêu, cổ đông được giới hạn trách nhiệm chỉ trong phạm vi phần vốn mà họ đã góp vào công ty.

Cho nên, qui định này sẽ có ý nghĩa trong trường hợp công ty đang đứng trước nguy cơ phá sản, khi chủ nợ có yêu cầu mà tổng tài sản của công ty không đủ thanh toán các nghĩa vụ.

Trong khi đó, bối cảnh của vụ việc khác hẳn. Theo đó, tài sản công ty là 450 triệu đồng. Công ty bị thua lỗ 155 triệu đồng. Với tổng tài sản lớn hơn nhiều so với nghĩa vụ, rõ ràng tình huống này không ảnh hưởng đến quyền lợi của chủ nợ. Nhưng khi một cổ đông muốn rút vốn ra khỏi công ty, đặt ra vấn đề là tỷ lệ phân bố lỗ giữa các cổ đông như thế này. Xét từ góc độ này, không thể áp dụng qui định tại điểm c khoản 1 điều 110 để điều chỉnh đối với vấn đề phân chia lỗ.

Các nghĩa vụ của cổ đông tại điều 115 LDN 2014 cũng không qui định minh thị vấn đề này. Theo qui định tại điều 4 BLDS 2015:

Bộ luật này là luật chung điều chỉnh các quan hệ dân sự

Trường hợp luật khác có liên quan không quy thì quy định của Bộ luật này được áp dụng.

Sở hữu trong công ty xét về bản chất là sở hữu chung theo phần. Theo đó:

Sở hữu chung theo phần là sở hữu chung mà trong đó phần quyền sở hữu của mỗi chủ sở hữu được xác định đối với tài sản chung.

Mỗi chủ sở hữu chung theo phần có quyền, nghĩa vụ đối với tài sản thuộc sở hữu chung tương ứng với phần quyền sở hữu của mình, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Theo qui định của BLDS 2015, như vậy có thể thấy ông Bình là một trong các cổ đông sở hữu 1/3 tổng số cổ phần của Tân Phong. Theo đó ông có quyền hưởng lợi nhuận dựa trên tỷ lệ này, nhưng cũng phải chịu 1/3 khoản lỗ mà công ty phải gánh chịu. Như vậy, lập luận của ông Bình cho rằng mình chỉ phải chịu 20 triệu trong tổng khoản lỗ 155 triệu của Tân Phong là hoàn toàn không có cơ sở.

2. Góp vốn nhiều hơn cam kết góp vốn

Công ty Tân Phong thừa nhận có nhận 450 triệu đồng từ ông Bình (qua các biên nhận).Cần thiết phải xác định bản chất của 450 triệu đồng này là gì. Về nguyên tắc, cổ đông công ty, khi góp vốn vào Tân Phong, mỗi cổ phần mệnh giá là 10 ngàn đồng. Khi chuyển nhượng, họ có quyền chuyển nhượng bằng mệnh giá, cao hơn hoặc thấp hơn là quyền của họ.

Trong bối cảnh của Tân Phong, không có việc chuyển nhượng cổ phần. Xuất phát từ việc ông Hậu không góp vốn theo cam kết

Các cổ đông phải thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp[2]

Theo qui định tại khoản 3 điều 112 LDN 2014

Nếu sau thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này có cổ đông chưa thanh toán hoặc chỉ thanh toán được một phần số cổ phần đã đăng ký mua, thì thực hiện theo quy định sau đây:

a) Cổ đông chưa thanh toán số cổ phần đã đăng ký mua sẽ đương nhiên không còn là cổ đông của công ty và không được chuyển nhượng quyền mua cổ phần đó cho người khác;
c) Số cổ phần chưa thanh toán được coi là cổ phần chưa bán và Hội đồng quản trị được quyền bán

Theo cam kết giữa ông Bình và các cổ đông còn lại trong Tân Phong, ông Bình sẽ thay thế ông Hậu góp số vốn 150 triệu đồng mà ông Hậu chưa góp, hoàn toàn không có cơ sở cho rằng ông Bình phải mua cổ phần của Tân Phong cao hơn so với mệnh giá. Số tiền vượt quá 150 triệu đồng mà đại diện công ty xác nhận nhằm phục vụ cho hoạt động kinh doanh công ty và cũng không có việc công ty phát hành thêm cổ phần. Nên xác định số tiền 300 triệu đồng vượt quá này là khoản nợ của công ty Tân Phong với ông Bình. Nói cách khác, với các tình tiết trong tình huống, việc ông Bình giao cho công ty Tân Phong tổng cộng 450 triệu đồng, được hiểu là tổng của hai khoản:

Một là: Tiền mua 1/3 cổ phần của Tân Phong (150 triệu đồng)
Hai là: Tiền cho Tân Phong vay, phục vụ cho mục đích sản xuất (300 triệu đồng)

Yêu cầu rút vốn trực tiếp

Khi đã góp vốn vào công ty, cổ đông chịu các ràng buộc bởi pháp luật và điều lệ. Theo đó, điều 115 LDN qui định cổ đông không được rút vốn đã góp bằng cổ phần phổ thông ra khỏi công ty dưới mọi hình thức, trừ trường hợp được công ty hoặc người khác mua lại cổ phần.

Như vậy, việc ông Bình yêu cầu được rút vốn khỏi Tân Phong là một hành vi trái luật.

Khuyến nghị

Như trên đã phân tích, cách diễn đạt của LDN 2014 không thể hiện rõ ràng về việc phân bố lỗ giữa các cổ đông trong công ty. Nên khi đối diện với các tranh luận về phân bố lỗ, sẽ có khả năng phát sinh mâu thuẫn giữa các bên.

Đồng thời, BLDS 2015 cho phép các bên có quyền thỏa thuận về việc phân bố lỗ trong công ty. Do vậy, nhằm tránh các rủi ro như trong vụ việc, tốt nhất là ngay từ đầu, nên qui định nguyên tắc phân bố lỗ trong Điều lệ công ty. Mặc dù các bên có nhiều lựa chọn trong trường hợp này, nhưng theo thông lệ chung hiện nay về quản trị doanh nghiệp, việc phân bố lỗ được xác định dựa trên tỷ lệ phần vốn góp, cổ phần của các cổ đông/ thành viên.

Trong thực tiễn kinh doanh, không hiếm trường hợp các cổ đông cho công ty vay. Đang tồn tại một thông lệ khá tệ là những khoản vay kiểu như thế này, thường không được các bên minh định từ đầu là khoản vay của công ty hay góp thêm vốn. Cho nên, đó cũng là nguồn gốc phát sinh các tranh chấp. Khuyến nghị là, trong quá trình hoạt động, tất cả các hành vi liên quan đến cổ đông cho công ty vay hay bảo lãnh cho công ty hoặc những giao dịch liên quan đến tài chính khác, cổ đông cần thiết phải có giấy tờ biên nhận, trong đó phải làm rõ hai nội dung:

Một là: Bản chất của khoản tiền giao cho công ty là gì
Hai là: Phải có chữ kí của người đại diện công ty.

TS Phạm Hoài Huấn

Nguồn DĐDN: http://enternews.vn/tranh-chap-quan-tri-02-rut-von-khoi-cong-ty-131673.html