Trăng xanh, trăng máu là gì?

Gần đây, khái niệm 'trăng xanh' và 'trăng máu' liên tục xuất hiện trên các trang dự báo hiện tượng thiên văn. Vậy hiện tượng trăng xanh, trăng máu là gì? Nó có gắn với điềm báo như đồn thổi hay chỉ đơn giản là một hiện tượng thiên văn hiếm gặp?

Trăng xanh là gì?

Trăng xanh của mùa là để chỉ lần trăng tròn thứ ba trong số bốn lần trăng tròn của một mùa. Theo cách tính này, cứ khoảng 3 năm sẽ có một lần trăng xanh của mùa.

Trăng Xanh không liên quan gì đến màu sắc của mặt trăng

Trăng Xanh không liên quan gì đến màu sắc của mặt trăng

Chu kỳ tuần trăng là 29,53 ngày. Vậy nên với những tháng có 30 hoặc 31 ngày nếu thời điểm trăng tròn rơi vào ngày mùng 1 thì ngày 30 hoặc 31 của tháng đó sẽ lặp lại pha này của Mặt trăng. Lần trăng tròn thứ hai của tháng sẽ được gọi là Trăng xanh. Trăng xanh của tháng dễ xảy ra hơn trăng xanh của mùa, khoảng 2,5 năm sẽ xuất hiện 1 lần.

Kết hợp cả hai cách định nghĩa trên thì cứ hơn 1 năm là có một lần trăng tròn được tính là Trăng xanh.

Trên thực tế, cái tên Trăng xanh không liên quan gì đến màu sắc của mặt trăng. Trong một số thời điểm, trăng tròn có thể mang màu đỏ nhạt.

Trăng Xanh có nhiều tên như: Ngày trăng tròn cá tầm, Trăng bắp xanh, Trăng ngũ cốc và Trăng tròn đỏ...

Trăng máu là gì?

Trăng máu là một cách gọi khác của hiện tượng nguyệt thực. Đây là hiện tượng thiên văn khi Mặt Trăng đi vào hình chóp bóng của Trái Đất, đối diện với Mặt Trời.

Trên tất cả các điểm nằm ở bán cầu quay về Mặt Trăng đều có thể nhìn thấy nguyệt thực.

Nguyệt thực bán phần khó nhìn thấy bằng mắt thường do ánh chói của Mặt Trời giảm thiểu.

Khi nguyệt thực toàn phần diễn ra, tia Mặt Trời trước khi đến được Mặt Trăng đã chiếu vào chóp bóng của Trái Đất và bị khí quyển Trái Đất khúc xạ. Các tia sáng bước sóng ngắn đã bị cản lại hết, chỉ còn các tia có bước sóng dài (đỏ, cam) xuyên qua, do đó, Mặt Trăng thường hiện ra dưới màu đỏ nhạt.

Thời gian tối đa của nguyệt thực toàn phần: 104 phút (trường hợp thường hay tái diễn); nguyệt thực một phần: 6 giờ.

Có ba kiểu nguyệt thực chính: Nguyệt thực một phần, nguyệt thực nửa tối và nguyệt thực toàn phần. Khi Mặt Trời, Trái Đất và Mặt Trăng nằm trên một đường thẳng, sẽ có nguyệt thực toàn phần.

N.L (tổng hợp)

Nguồn Infonet: http://infonet.vn/trang-xanh-trang-mau-la-gi-post234188.info